Hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT trường chinh, huyện ninh sơn, tỉnh ninh thuận (Trang 29 - 35)

1.3. Hoạt động dạy học theo hƣớng phát triển năng lực giải quyết vấn đề

1.3.3. Hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề

nói chung, theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT nói riêng về bản chất là mở rộng mục tiêu dạy học hiện tại. Việc dạy học thay vì chỉ dừng ở mục tiêu hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ thì cịn hướng tới mục tiêu xa là phát triển năng lực người học. Nói một cách khác, hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói chung, năng giải quyết vấn đề nói riêng về bản chất không thay thế mà chỉ mở rộng hoạt động dạy học hướng nội dung bằng cách tạo một môi trường, bối cảnh cụ thể để học sinh được thực hiện các hoạt động vận dụng kiến thức, sử dụng kỹ năng và thể hiện thái độ của mình để xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình học tập và cuộc sống. Như vậy hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh được thể hiện ở trong các thành tố của quá trình dạy học như sau:

* Yêu cầu về việc xây dựng mục tiêu của hoạt động dạy học

Mục tiêu dạy học là kết quả mong đợi từ phía người dạy về sự thay đổi của người học sau khi kết thúc một giai đoạn hay một q trình dạy học. Ở bậc THPT ngồi việc giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện kiến thức phổ thơng và có những hiểu biết về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động thì cịn hình thành và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng, năng lực để các em đi vào cuộc sống vững vàng hơn.

Phát triển NL GQVĐ là một trong những mục tiêu quan trọng cần hướng tới trong quá trình dạy học theo chương trình giáo dục phổ thơng mới. Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển NL GQVĐ. Vì vậy, yêu cầu về việc xây dựng mục tiêu của hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh ở trường THPT, nhằm giúp học sinh:

- Biết phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. - Biết phân tích được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. - Nêu được ý tưởng mới trong học tập và trong cuộc sống.

- Biết thu thập và làm rõ các thơng tin có liên quan đến vấn đề. - Biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. - Biết lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề.

- Biết thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề.

- Biết suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới.

- Biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, khơng dễ dàng chấp nhận thơng tin một chiều. - Không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn đề.

- Biết quan tâm đến các lập luận và minh chứng thuyết phục; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề.

* Yêu cầu về việc thực hiện chương trình, lựa chọn nội dung dạy học

Việc lựa chọn chương trình, nội dung dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh là hình thành ở học sinh năng lực vận dụng những kiến thức đã tích lũy được vào giải quyết các tình huống đặt ra trong học tập và trong cuộc sống. Giáo dục theo hướng phát triển năng lực học sinh nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện học sinh, chuẩn bị cho người học những kỹ năng để giải quyết các tình huống của cuộc sống. Điều này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức.

Nội dung dạy học sẽ quyết định đến chất lượng của hoạt động dạy học. Nội dung dạy học chính là nội dung truyền thụ, định hướng, gợi mở của thầy và chủ động tiếp nhận, sáng tạo, lĩnh hội của trị trong suốt q trình hoạt động dạy học.

Nội dung chương trình dạy học ở trường THPT là hệ thống chương trình các mơn học, kiến thức mà người học sinh cần phải lĩnh hội trong quá trình học tập và người giáo viên căn cứ vào nội dung chương trình dạy học để truyền thụ tri thức cho học sinh.

Chương trình dạy học ở THPT gồm 14 mơn học, trong đó có mơn Cơng nghệ công nghiệp chỉ được học trong 02 năm lớp 10 và lớp 11; môn Công nghệ nông nghiệp học trong 01 năm lớp 10. Các mơn cịn lại học trong cả 03 năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12. Mỗi mơn học đều có vai trị quan trọng trong việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.

Để đạt được mục tiêu phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thì chương trình phải được lựa chọn phù hợp để giúp học sinh đạt được mục tiêu đã xác định, bao gồm phát triển năng lực riêng và năng lực chung … gắn với thực tiễn. Nội

dung DH thành các chủ đề tích hợp, tạo ra tình huống để học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp nhằm giải quyết tình huống đặt ra.

Yêu cầu về việc thực hiện chương trình, lựa chọn nội dung dạy học như sau: Thực hiện đúng theo quy định của chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành; chương trình, nội dung dạy học được lựa chọn phù hợp để giúp học sinh phát triển các năng lực theo mục tiêu đã xác định, trong đó có phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh; xây dựng các chủ đề tích hợp nội dung dạy học, các hoạt động dạy học đa dạng gắn với thực tiễn, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và khả năng của học sinh; nội dung DH lồng ghép thành các chủ đề tích hợp, tạo ra tình huống có vấn đề để học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp nhằm giải quyết tình huống đặt ra; điều chỉnh nội dung theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

* Yêu cầu về việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học là cách thức tổ chức của giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy học nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức, kỹ năng, thái độ, phát triển năng lực và phẩm chất người học. Để hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực người học, trong dạy học cần sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.

Dạy học phát triển năng lực nói chung, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh nói riêng, cần phải lựa chọn và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, trong đó giáo viên đóng vai trị tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo ra những tình huống có vấn đề để học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động, tìm tịi, khám phá và vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn.

Để thực hiện hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh, giáo viên cần sử dụng và vận dụng tốt các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học, cụ thể như: Phương pháp dạy học theo nhóm dạy học hợp tác; Phương pháp dạy học nêu phát hiện và giải quyết vấn đề; Học theo góc; Dạy học theo hợp đồng; Phương pháp dạy học theo dự án; Phương pháp trị chơi; Phương pháp đóng kịch; Phương pháp tình huống.

* Yêu cầu về việc vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực

Các kĩ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học kích thích học sinh tham gia tích cực, chủ động vào q trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo của học sinh. Các kĩ thuật dạy học tích cực cần được sử dụng linh hoạt nhằm phát triển năng lực tự học và đặc biệt là năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. Tuỳ theo từng loại kiến thức mà giáo viên lựa chọn các kĩ thuật dạy học khác nhau.

Để thực hiện hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh, giáo viên cần vận dụng tốt các kỹ thuật dạy học tích cực theo phát huy tính tích cực chủ động của học sinh nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Có thể sử dụng các kỹ dạy học: Kĩ thuật động não; Kĩ thuật khăn trải bàn; Kĩ thuật mảnh ghép; Kĩ thuật XYZ; Sơ đồ tư duy; Kĩ thuật tia chớp; Kĩ thuật bể cá; Kĩ thuật ổ bi; Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực.

* Yêu cầu về việc sử dụng đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học

Hình thức tổ chức dạy học là hình thức biểu hiện bên ngoài của quá trình hoạt động dạy học của thầy và trong một không gian, thời gian nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Hình thức dạy học là toàn bộ những hoạt động diễn ra của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học với môi trường, phương pháp, phương tiện dạy học cụ thể nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học được đề ra.

Để hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, giáo viên không chỉ dạy học trên lớp mà cần tổ chức các hình thức học tập khác nhau nhằm giúp cho học sinh có nhiều trải nghiệm thực tế.

Thực hiện hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh, giáo viên cần sử dụng đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, cần lựa chọn các hình thức tổ chức DH cho phù hợp với nội dung bài học và đạt được mục tiêu đặt ra như: Hình thức tổ chức dạy học cả lớp; Dạy học cá nhân; Dạy học theo nhóm; Học ngoài thực địa; Dạy học liên mơn; Dạy học tích hợp; Học sinh đóng kịch, sắm vai; Dạy học trong môi trường giả định.

* Yêu cầu về việc sử dụng đa dạng các phương tiện dạy học

Phương tiện dạy học là tất cả các trang thiết bị mà người dạy và người học sử dụng để thực hiện về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học. Phương tiện dạy học là khâu trung gian trong việc truyền thụ và lĩnh hội tri thức.

Khoa học và cơng nghệ phát triển thì phương tiện dạy học càng có vai trị vơ cùng quan trọng, khơng thể thiếu trong q trình dạy học, nó có tác động trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của q trình dạy học. Phương tiện dạy học đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực cho người học.

Để thực hiện hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh, giáo viên cần sử dụng đa dạng các phương tiện dạy học. Tuỳ theo nội dung mà giáo viên sử dụng đa dạng các loại phương tiện, cụ thể như:Tranh/ảnh, video; Các vật mẫu thật; Biểu diễn thí nghiệm; Sử dụng máy tính, máy chiếu; Sử dụng máy quay phim, chụp ảnh; Sử dụng đồ dùng dạy học tự làm; Sử dụng đồ dùng thực tế trong đời sống; Sử dụng Internet; Sử dụng tài liệu tham khảo; Sử dụng báo chí, tạp chí.

* Yêu cầu về việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Đánh giá trong dạy và học theo định hướng phát triển năng lực là đánh giá q trình học của học sinh thơng qua các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức với mục đích chính là nâng cao chất lượng học tập và bồi dưỡng năng lực cho học sinh. Căn cứ vào kết quả đánh giá, học sinh có thể biết được mức độ đạt được của mình so với mục tiêu nhiệm vụ được giao, trên cơ sở đó điều chỉnh cách học để nâng cao kết quả học tập, đồng thời giáo viên điều chỉnh cách dạy cho phù hợp.

Kiềm tra, đánh giá trong dạy và học theo định hướng phát triển năng lực phải kết hợp các hình thức đánh giá khác nhau, đánh giá tại nhiều thời điểm khác nhau và được kết hợp giữa đánh giá của giáo viên và đánh giá của học sinh.

Kết hợp đa dạng, phong phú các hình thức đánh giá trong quá trình dạy học và giáo dục; đánh giá của giáo viên với tự nhận xét, góp ý lẫn nhau của học sinh, của cha mẹ học sinh và cộng đồng.

Khi kiểm tra, đánh giá phải chú ý đến đánh giá năng lực của học sinh theo mục tiêu đã đề ra, đánh giá theo chiều hướng động viên, khuyến khích sự cố gắng của học sinh. Khơng kiểm tra việc ghi nhớ máy móc mà chú trọng đến việc kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề đặt ra.

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cần đa dạng, diễn ra liên tục trong quá trình học tập như: Đánh giá qua các hoạt động trên lớp; Đánh giá hồ sơ học tập, vở học tập; Đánh giá qua

việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; Đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video, clip ...); Đánh giá qua bài kiểm tra viết; Kiểm tra vấn đáp; Cho điểm sản phẩm cá nhân; Cho điểm sản phẩm nhóm; Cho điểm tinh thần, thái độ học tập; Cho điểm khi học sinh có ý tưởng giải quyết các vấn đề thực tiễn; Tổ chức học sinh tự đánh giá; Tổ chức cho học sinh đánh giá chéo.

1.4. Nội dung quản lý hoạt động dạy học theo hƣớng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trƣờng Trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT trường chinh, huyện ninh sơn, tỉnh ninh thuận (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)