Điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT trường chinh, huyện ninh sơn, tỉnh ninh thuận (Trang 44 - 46)

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy học theo hƣớng

1.5.7. Điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương

Thực tế cho thấy HS chịu ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường mà các em đang sống và học tập. Hoạt động và chất lượng của một nhà trường chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi mơi trường địa phương, trong đó có ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội địa phương.

Điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội của địa phương có sự tác động rất lớn đến hoạt động dạy học và chất lượng dạy học của nhà trường. Ở những địa phương có điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội phát triển, các cấp chính quyền, đồn thể, nhân dân và phụ huynh quan tâm, tạo điều kiện để đầu tư cho con em đến trường học tập, tham gia tích cực vào cơng tác xã hội hóa, HS sẽ được thụ những điều kiện tốt hơn trong học tập góp phần giúp thầy cô giáo, nhà trường tổ chức tốt HĐDH phát triển năng lực cho học sinh, hoàn thành được mục tiêu dạy học.

Tiểu kết chƣơng 1

Quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh đang là một vấn đề cần quan tâm trong các nhà trường hiện nay, trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng.

Quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh là q trình tác động có mục đích, có định hướng, có tổ chức, hợp qui luật của chủ thể quản lý HĐDH (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý hoạt động dạy học (giáo viên, học sinh) nhằm thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

Nội dung quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT bao gồm: quản lý việc thực hiện mục tiêu dạy học; quản lý việc thực hiện chương trình, nội dung dạy học; quản lý việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; quản lý việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học; quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học; quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Các nội dung này chúng gắn kết với nhau, ảnh hưởng của chúng có tác động quan trọng đến việc hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

Quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố: Phẩm chất, năng lực của cán bộ quản lý; phẩm chất, năng lực của giáo viên; đặc điểm tâm lý của học sinh Trung học phổ thơng; chất lượng tuyển sinh đầu vào; vai trị của các tổ chức: Đoàn Thanh niên, Cơng đồn, Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương.

Những cơ sở lý luận trên là căn cứ khoa học để đề tài tiến hành điều tra khảo sát thực trạng quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận ở chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH

Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRƢỜNG CHINH, HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT trường chinh, huyện ninh sơn, tỉnh ninh thuận (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)