1.4.1. Quản lý việc thực hiện mục tiêu dạy học theo hướng phát triển năng giải quyết vấn đề cho học sinh quyết vấn đề cho học sinh
Theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng, một trong những năng lực quan trọng mà giáo viên cần hình thành và phát triển cho học sinh là năng lực giải quyết vấn đề, bởi trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống có nhiều tình huống thực tiễn địi hỏi các em phải có phương án giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, mục tiêu của hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực nói chung là hướng tới hình thành và phát triển nhân cách học sinh, giúp học sinh phát huy hết những khả năng cịn tiềm ẩn của mình để hướng tới một nghề nghiệp tương lai phù hợp với năng lực cá nhân. Mục tiêu của hoạt động dạy học ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề nhằm phát huy tính tích cực, tự giác học tập và hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh.
Để quản lý việc thực hiện mục tiêu dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề, người hiệu trưởng cần:
- Nắm rõ mục tiêu phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh của cấp học, môn học.
- Chỉ đạo xây dựng mục tiêu hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh từng môn học, từng chương, từng bài trên cơ sở chương trình Bộ GD&ĐT ban hành.
- Tổ chức hoạt động giảng dạy của giáo viên theo mục tiêu dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Tổ chức hoạt động học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, khuyến khích việc dạy và học theo mục tiêu dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
1.4.2. Quản lý việc thực hiện chương trình, lựa chọn nội dung dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
Chương trình dạy học là văn bản pháp lý do Bộ GD&ĐT ban hành, quy định cụ thể nhằm thực hiện yêu cầu, mục tiêu dạy học. Là căn cứ pháp lý để các nhà trường tiến hành chỉ đạo HĐDH. Thực hiện chương trình dạy học là thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức, thời gian dạy học do Bộ GD&ĐT quy định. Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo đội ngũ giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện chương trình dạy học theo đúng yêu cầu của chương trình DH. Tùy tình hình thực tế của từng địa phương lựa chọn chương trình, lựa chọn nội dung dạy học trong phạm vi cho phép dưới sự chỉ đạo của cấp trên.
Để quản lý việc thực hiện chương trình, lựa chọn nội dung dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề, hiệu trưởng cần:
- Tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình, nội dung dạy học cho từng cấp học, mơn học.
- Tổ chức rà soát, sắp xếp lại nội dung dạy học từng bộ môn trong chương trình theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Xây dựng các chuyên đề dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn thống nhất về chương trình dạy học, nội dung DH theo hướng phát triển năng lực, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Chỉ đạo giáo viên soạn giáo án, chuẩn bị bài học theo nội dung chương trình dạy học, theo hướng phát triển năng lực, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Quán triệt giáo viên thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học cụ thể của các mơn học, bài học.
- Chỉ đạo việc tổ chức hoạt động giảng dạy và học tập theo kế hoạch dạy học, nội dung dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
1.4.3. Quản lý việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
Quản lý việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học là một phần trong quản lý hoạt động dạy học của giáo viên. Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong q trình thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học là rất cần thiết. Đặc biệt để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thì cần sử dụng những phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp dạy học theo nhóm dạy học hợp tác, dạy học nêu phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học theo hợp đồng, dạy học theo dự án, trò chơi, đóng kịch ... Bên cạnh đó, vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực như: Kỹ thuật động não, kỹ thuật tia chớp, sơ đồ tư duy...
Để quản lý việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, hiệu trưởng cần tiến hành:
- Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng về phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh, phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên đề về vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho cho học sinh.
- Chỉ đạo giáo viên thực hiện các giờ dạy minh họa về vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, trao đổi, rút kinh nghiệm về các giờ dạy minh họa về vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực phát triển năng lực giải quyết vấn đề đề cho học sinh.
- Chỉ đạo giáo viên đẩy mạnh tổ chức hoạt động dạy học theo hướng vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
1.4.4. Quản lý việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
Hình thức tổ chức dạy học là hình thức biểu hiện bên ngoài của quá trình hoạt động dạy học của thầy và trong một không gian, thời gian nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Đó là hình thức biểu hiện bên ngồi của hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh được thực hiện trong một môi trường nhất định.
Để quản lý việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, hiệu trưởng cần tiến hành:
- Xây dựng kế hoạch đổi mới các hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng về việc sử dụng đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh, phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Chỉ đạo giáo viên thực hiện các giờ dạy minh họa có sử dụng các hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh, phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Tổ chức, trao đổi về các giờ dạy minh họa sử dụng các hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh, phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Chỉ đạo giáo viên tăng cường tổ chức hoạt động dạy học sử dụng đa dạng các hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh, phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
1.4.5. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học là một trong những khâu quan trọng của q trình quản lý dạy học. Hoạt động này có tác dụng phát hiện và điều chỉnh thực trạng hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS; là động
lực để đổi mới PPDH, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục. Thông qua việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, nhà trường có thể làm căn cứ để đánh giá bởi vì kết quả học tập của HS chính là kết quả giảng dạy của GV và cũng nhờ có kết quả kiểm tra đánh giá học tập của HS mà ban giám hiệu nhà trường căn cứ vào đó để điều chỉnh q trình dạy học, phương pháp dạy học của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học, góp phần hồn thành mục tiêu giáo dục.
Để quản lý tốt hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, hiệu trưởng cần:
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Tổ chức bồi dưỡng về đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh cho giáo viên trong trường.
- Bồi dưỡng nâng cao cho GV về sử dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh.
- Kiểm tra việc tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh.
- Kiểm tra CSVC, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, hội thảo rút kinh nghiệm trong công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Kiểm tra việc điều chỉnh, khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh sau khi kiểm tra, đánh giá.
1.4.6. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là thành phần không thể thiếu được trong việc đào tạo con người trong nhà trường; là yếu tố tác động trực tiếp đến q trình giáo dục và góp phần quyết định vào chất lượng giáo dục của nhà trường; là
điều kiện thiết yếu của quá trình sư phạm; … Trong trường học, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chủ yếu bao gồm các khối cơng trình của nhà trường: phịng học, phịng thí nghiệm, phịng thực hành, phịng bộ mơn, phịng máy tính…và các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động dạy - học: bảng, máy vi tính, đèn chiếu, bảng tương tác, các phương tiện nghe nhìn …
Để quản lý tốt các điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề, hiệu trưởng cần phải thực hiện các nội dung sau:
- Xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Xây dựng nội quy sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
- Tổ chức tập huấn cho giáo viên sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Bảo quản cơ sở cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường trong quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Thường xuyên kiểm tra các điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy học theo hƣớng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trƣờng Trung học phổ thông