1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy học theo hƣớng
1.5.3. Đặc điểm tâm lý của học sinh Trung học phổ thông
Với học sinh THPT, sự tự nhận thức về bản thân là một đặc điểm nổi bật trong q trình phát triển nhân cách, nó có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển tâm sinh lý của các em. Biểu hiện của sự tự nhận thức về bản thân là sự tự khẳng định mình và tự đánh giá mình theo chuẩn mực đạo đức của xã hội. Điều đó làm cho các em chú ý tới tâm lý, những phẩm chất và năng lực riêng. Các em không chỉ tự nhận thức và tự khẳng định về cái tôi hiện tại mà cịn về vị trí của mình trong tương lai. Lứa tuổi HS THPT là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về nhân cách, có nhu cầu khẳng định bản thân, muốn được người khác tơn trọng, khơng thích sự áp đặt.
Ở học sinh trung học phổ thơng, tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức. Đặc biệt do sự phát triển của các quá trình nhận thức và do ảnh hưởng của hoạt động học tập mà tư duy của học sinh trung học phổ thơng có thay đổi quan trọng về chất. Hoạt động tư duy của các em tích cực, độc lập hơn. Các em có khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo. Các em thích khái qt hóa, thích tìm hiểu những quy luật và những ngun tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của những tri thức phải tiếp thu. Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất qn hơn; tính phê phán của tư duy cũng phát triển. Những đặc điểm này tạo điều kiện cho học sinh trung học phổ thông thực hiện các thao tác tư duy lơgíc, phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội…Tuy nhiên, hiện nay số học sinh trung học phổ thông đạt mức độ tư duy như trên chưa nhiều. Thiếu sót cơ bản trong tư duy của các em là thiếu tính độc lập. Việc giúp các em phát triển khả năng nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên.
Giáo viên cần hướng dẫn các em tích cực suy nghĩ trong khi phân tích hoặc tranh luận để học sinh tự rút ra kết luận. Điều này cần được lưu ý trong chỉ đạo GV lựa chọn và áp dụng các hình thức và PPDH theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh một cách phù hợp.