2.1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế xã hội huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận
Ninh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Ninh Thuận, cách trung tâm Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 36 km, có tổng diện tích tự nhiên 77.194ha, chiếm 22,95% tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Huyện Ninh Sơn được thành lập theo Nghị định số 84 2005 NĐ-CP của Chính phủ, trên cơ sở tách ra từ huyện An Sơn và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1982. Tồn huyện có 07 xã và 01 thị trấn với 61 thôn, khu phố; Có 2 xã Hồ Sơn và Ma Nới (thuộc xã khu vực III); và 04 xã Lâm Sơn, Lương Sơn, Quảng Sơn và Mỹ Sơn (thuộc xã khu vực II). Dân số toàn huyện đến năm 2017 khoảng 83.568 khẩu. Trong đó có khoảng 18.636 khẩu là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 20,8%. Số hộ nghèo chiếm khoảng 15,99%; hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 11,27%.
Huyện Ninh Sơn là cửa ngõ giao thương giữa tỉnh Ninh Thuận với tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Với nhiều địa điểm tự nhiên đẹp, hấp dẫn, thu hút du khách như: Đèo Ngoạn Mục, thác Sakai, suối Thương, thác Tiên, khu du lịch sinh thái Sơng Ơng, … là một lợi thế để phát triển du lịch sinh thái rừng, thể thao, leo núi, dịch vụ vui chơi giải trí nghỉ dưỡng. Là huyện có điều kiện tự nhiên thích hợp cho phát triển nơng nghiệp, lâm nghiệp, có nguồn tài ngun khống sản phong phú, được hưởng lợi đầu nguồn nhà máy thủy điện Đa Nhim, đập thủy lợi Sông Pha, Nha Trinh, hồ Cho Mo và trong tương lai là đập dâng Tân Mỹ, hồ Sông Than,... đây là cơ hội tốt để phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tới.
Do có địa hình đa dạng từ đồng bằng đến trung du và miền núi, vùng cao nên Ninh Sơn rất thích hợp cho chăn nuôi đại gia súc và trồng cây công nghiệp. Trong
diện tích đất canh tác của cả huyện, lợi thế dễ nhận ra là thổ nhưỡng Ninh Sơn rất phù hợp với những cây trồng có giá trị kinh tế cao như mía, khoai mì, thuốc lá và các loại cây ăn quả.
Một lợi thế khác là Ninh Sơn có diện tích đất rừng rất lớn, tán rừng phù hợp với chăn nuôi gia súc có sừng nên sẽ đẩy mạnh phát triển đàn bò từ 25.000 đến 29.000 con, trong đó bị lai sind chiếm 32%. Theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, từng bước trở thành ngành sản xuất chính trong nơng nghiệp, thực tế những năm qua Ninh Sơn ln chú trọng nhân rộng các mơ hình kinh tế chăn ni trang trại. Với diện tích trồng cỏ phục vụ chăn ni ở Ninh Sơn hiện có 613 ha, tuy khơng nhiều nhưng với đặc điểm điều kiện tự nhiên, khí hậu thích hợp, Ninh Sơn vẫn là mơi trường thuận lợi cho sự phát triển gia súc có sừng. Trong đó không thể không nhắc tới tiềm năng đất đai Ninh Sơn chưa sử dụng cịn rất lớn, có khả năng cải tạo làm đồng cỏ chăn thả và đầu tư trồng mới cây thức ăn cho gia súc.
2.1.2. Một số đặc điểm về giáo dục huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận
Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Ninh Sơn đã đạt được những thành tựu đáng kể; quy mô, mạng lưới trường lớp ở các cấp học ngày càng phát triển, tăng lên về số lượng và chất lượng. Đến nay, trên địa bàn huyện từ thị trấn đến xã khó khăn cơ bản có đủ trường lớp học, phịng học xây dựng kiên cố, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em các dân tộc và phù hợp với điều kiện thực tế của từng xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đến nay, có 47 trường học, trong đó có 12 trường mầm non, 24 trường tiểu học (TH), 08 trường trung học cơ sở (THCS) và 03 trường THPT. Các xã đều có trường mầm non, trường tiểu học và trường THCS tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường học tập.
Giáo dục mầm non tập trung triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non sau chỉnh sửa theo Thông tư số 28 2016 TT-BGDĐT, ngày 30 12 2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, chú trọng đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, đảm bảo đủ cơ cấu, số lượng và chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ.
Giáo dục phổ thông tập trung tăng cường kỷ cương, nền nếp, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, tiếp tục thực hiện đánh
giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 22 2016/TT-BGDĐT; coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức trách nhiệm công dân của học sinh đối với cộng đồng, xã hội.
Giáo dục thường xuyên: đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập; thúc đẩy việc học tập của người lớn; quan tâm xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số và người dân ở vùng đặc biệt khó khăn.
Chất lượng giáo dục từng bước được củng cố và rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền trong huyện và dần tiến tới mặt bằng chung của tỉnh. Chất lượng giáo dục đại trà được củng cố và nâng lên, đảm bảo chất lượng thực chất theo tinh thần của cuộc vận động “Hai không”.
Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được quan tâm, số học sinh đạt giải qua các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện được duy trì và phát triển hàng năm. Huyện Ninh Sơn, hàng năm đều có học sinh đạt giải cao qua các kỳ thi cấp tỉnh và cấp quốc gia.
2.1.3. Vài nét khái quát về trường Trung học phổ thông Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận
* Đặc điểm tình hình nhà trường
Trường THPT Trường Chinh được thành lập năm 2004, trên địa bàn thị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Trường THPT Trường Chinh đã đủ tiêu chuẩn và được UBND tỉnh Ninh Thuận công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2015, được Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục năm 2017.
Mặc dù mới được thành lập hơn 15 năm, nhưng trường THPT Trường Chinh, tỉnh Ninh Thuận đã từng bước khẳng định được uy tín, chất lượng của trường so với các trường trong địa bàn huyện. Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ giáo viên có trình độ về chun mơn, nghiệp vụ và tâm huyết với nghề. Hằng năm, trường đều có cán bộ, giáo viên tham gia các Hội thi và đạt thành tích cao. Nhiều cán bộ, giáo viên được công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Đặc biệt, trong nhiều năm qua, nhà trường đều duy trì được số lượng học sinh đạt giải học sinh giỏi các cấp; bình quân hằng năm học sinh của nhà trường lên lớp
khoảng hơn 98%, học sinh khối 12 thi đậu tốt nghiệp THPT khoảng 98%, trong đó có khoảng hơn 57% học sinh đậu vào các trường Đại học công lập. Hằng năm, có từ 02 đến 04 học sinh của trường nằm trong đội học sinh giỏi của tỉnh Ninh Thuận tham gia thi học sinh giỏi cấp quốc gia.
Với sự cố gắng của tập thể nhà trường, trường THPT Trường Chinh đã nhiều lần vinh dự đón nhận các danh hiệu như: Tập thể lao động xuất sắc, Bằng khen của chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Bằng khen của Bộ GD&ĐT ....
Ngày nay, trường THPT Trường Chinh đã từng bước khẳng định được mình và khơng ngừng phát triển, là một địa chỉ được phụ huynh tin cậy và gởi gắm con em vào học tập và rèn luyện.
* Thực trạng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường ổn định về số lượng, trong 03 năm học gần đây chỉ có 02 giáo viên chuyển đi và chuyển đến, tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên vẫn duy trì là 72 đồng chí. Trong đó, cán bộ quản lý: 03, giáo viên: 60, nhân viên: 09, chủ yếu là biên chế, cịn lại có 02 nhân viên bảo vệ là hợp đồng. Về trình độ chun mơn, 100% giáo viên đạt chuẩn trở lên, trong đó trên chuẩn là 12 đồng chí, chiếm 20%. Hầu hết các đồng chí giáo viên đều nhiệt tình trách nhiệm với công việc được giao, có tinh thần học hỏi để nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ.
Bảng 2.1. Thống kê cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường
Chức danh Tổng số Nữ Nam Đã qua BDQL Trình độ đào tạo Trình độ LLCT Đạt chuẩn Trên chuẩn Chưa đạt chuẩn
Hiệu trưởng 01 01 01 01 0 Cao cấp
Phó hiệu trưởng 02 02 02 1 0 Trung
cấp
Giáo viên 60 36 24 4 40 20 0
Nhân viên 09 06 03 09
học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Hiện trường có 08 đồng chí giáo viên nhà trường là giáo viên cốt cán trong các bộ môn của Sở, được Sở cử tham dự các lớp tập huấn và hội thảo về dạy học phát triển năng lực. Những hiểu biết về dạy học phát triển năng lực của các đồng chí đó là rất hữu ích với việc đổi mới hoạt động dạy học của nhà trường hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên trẻ, tuổi nghề 1- 2 năm, kinh nghiệm giảng dạy cịn ít … điều này cũng ảnh hưởng khơng nhỏ tới công tác dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh của nhà trường.
* Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ dạy học
Trường đạt chuẩn Quốc gia năm từ 2015, cơ sở vật chất của nhà trường về cơ bản đủ để phục vụ cho công tác dạy và học.
Bảng 2.2. Thống kê cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của trường
TT Danh mục Đơn vị tính Số lƣợng Ghi chú
1 Phòng học kiên cố phòng 22 2 Phòng học chức năng phịng 12 3 Phịng thí nghiệm, thực hành phòng 04 4 Phòng đồ dùng chung phịng 01 5 Phịng vi tính Phịng 02 6 Phòng tiếp dân Phòng 01 7 Thư viện Phòng 01 8 Máy tính Chiếc 52
9 Máy chiếu Projector Chiếc 12
10 Máy chiếu vật thể Chiếc 02
11 Đường truyền Internet Đường 02
12 Đài cassete Chiếc 12
13 Máy photocopy Chiếc 02
14 Âm ly, loa Bộ 03
15 Máy in Chiếc 07
16 Bảng tương tác Bộ 05
Nhà trường đã được công nhận trường chuẩn quốc gia năm 2015; được Sở GD&ĐT Ninh Thuận công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục năm 2017; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường được quan tâm đầu tư xây dựng, mua sắm. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục của nhà trường.
* Đặc điểm tình hình học sinh nhà trường
Bảng 2.3. Đặc điểm tình hình học sinh của nhà trường
Năm học Số HS
Hạnh kiểm (%) Học lực (%)
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém
2016 - 2017 1035 83,2 15,5 1,3 0 8,1 36 46,7 9,2 0 2017 - 2018 946 85,1 13,4 1,5 0 9,2 36,6 45,8 8,4 0 2018 - 2019 962 86,6 11,7 1,7 0 11,5 40,3 40,5 7,6 0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2016-2017, 2017-2018, học kỳ I năm học 2018 - 2019 trường THPT Trường Chinh)
Qua bảng trên cho thấy chất lượng GD của nhà trường luôn được duy trì và ổn định qua các năm. Số HS đạt hạnh kiểm tốt ln đạt trên 82%, khơng có hạnh kiểm yếu. Số HS đạt học lực giỏi, khá từ trên 40%, khơng có HS kém.