Đối tượng khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT trường chinh, huyện ninh sơn, tỉnh ninh thuận (Trang 51 - 83)

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.2. Đối tượng khảo sát

Căn cứ tính chất, đặc thù và phạm vi nghiên cứu của luận văn; thời gian, địa điểm, tác giả triển khai khảo sát, phỏng vấn, đánh giá trên mẫu 63 người bao gồm những đối tượng cụ thể sau đây:

- Giáo viên: 60 người

2.2.3. Nội dung khảo sát

- Thực trạng HĐDH theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.

- Thực trạng quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề

cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. - Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Điều tra bằng phiếu hỏi: Để khảo sát thực trạng HĐDH và quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận tác giả đề tài xây dựng 2 mẫu phiếu trưng cầu ý kiến:

+ Mẫu 1: Phiếu trưng cầu ý kiến về thực trạng HĐDH theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận (Phụ lục 1).

+ Mẫu 2: Phiếu trưng cầu ý kiến về thực trạng QL HĐDH theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận (Phụ lục 2).

- Phương pháp thống kê: Sử dụng tính %, điểm trung bình để xử lý kết quả thu được từ phiếu điều tra, từ đó rút ra những nhận xét, kết luận.

* Cách tính điểm:

- Đánh giá thực trạng HĐDH và quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận chia thành các mức: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu.

Thực hiện: Tốt: 4 điểm Khá: 3 điểm

Trung bình: 2 điểm Yếu: 1 điểm

- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.

Ảnh hưởng: Nhiều: 3 điểm Ít: 2 điểm

Khơng ảnh hưởng: 1 điểm * Thang đánh giá:

- Đánh giá thực trạng HĐDH và quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.

+ Mức độ 1: X= 3,25 - 4,0 + Mức độ 2: X = 2.5 – 3.24 + Mức độ 3: X = 1.75 – 2.49 + Mức 4: X<1.75

- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.

+ Mức độ 1: X= 2,33 - 3,0 + Mức độ 2: X = 1.67 – 2.32 + Mức độ 3: X = < 1.67

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học theo hƣớng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trƣờng Trung học phổ thông Trƣờng Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường Trung học phổ thông Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

Tầm quan trọng của hoạt động dạy học

theo hƣớng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Khơng quan trọng

SL % SL % SL % SL %

Kết quả khảo sát ở bảng 2.4 cho thấy: Cả CBQL và GV trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đều nhận thức được tầm quan trọng của HĐDH theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh. Có 52,4% ý kiến đánh giá HĐDH theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh là rất quan trọng; 42,8% ý kiến đánh giá ở mức độ quan trọng và chỉ có 4,8% đánh giá ở mức độ bình thường, tất cả CBQL và GV đều khơng lựa chọn mức độ không quan trọng. Kết quả này chứng tỏ cả CBQL và GV trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đã đánh giá rất cao vị trí quan trọng của HĐDH theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh. Cô giáo N.N.A cho rằng: Việc tổ chức và thực hiện HĐDH theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh giúp học sinh biết phát hiện và phân tích được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, nêu được ý tưởng mới, biết thu thập để làm rõ các thông tin, biết vận dụng, liên kết các kiến thức để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Nhờ đó mà học sinh mới chủ động chiếm lĩnh được kiến thức từ đó mới có thể áp dụng được kiến thức đó vào cuộc sống. Với kết quả nhận thức này, chúng tôi cho rằng đây là điều kiện thuận lợi để nhà trường tổ chức tốt hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

2.3.2. Thực trạng hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường Trung học phổ thông Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

2.3.2.1. Thực trạng việc thực hiện mục tiêu hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

Bảng 2.5. Thực trạng việc thực hiện mục tiêu hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

STT Mục tiêu hoạt động dạy học theo hƣớng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu ĐTB Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1

Biết phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống

2

Biết phân tích được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống

10 15,87 17 26,98 22 34,92 14 22,22 2,36 2

3

Nêu được ý tưởng mới trong học tập và trong cuộc sống

8 12,70 15 23,81 23 36,51 17 26,98 2,22 7

4

Biết thu thập và làm rõ các thơng tin có liên quan đền vấn đề

9 14,28 14 22,22 24 38,09 16 25,40 2,25 5

5

Biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề

10 15,87 14 22,22 24 38,09 15 23,81 2,30 3

6

Biết lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề

9 14,28 14 22,22 25 39,68 15 23,81 2,27 4

7

Biết thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề 8 12,70 15 23,81 24 38,09 16 25,40 2,24 6 8 Biết suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới 6 9,52 12 19,05 25 39,68 18 28,57 2,03 11 9

Biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, khơng dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều

8 12,79 13 20,63 26 41,27 16 25,40 2,21 8

10 Không thành kiến khi

xem xét, đánh giá vấn đề 6 9,52 13 20,63 27 42,86 17 26,98 2,13 10

11

Biết quan tâm đến các lập luận và minh chứng thuyết phục; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề

7 11,11 14 22,22 26 41,27 16 25,40 2,19 9

Nhìn vào kết quả bảng 2.5 cho thấy: CBQL và GV trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đã quan tâm đến việc thực hiện mục tiêu hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh, nhưng mức độ đạt được chỉ ở mức 3, mức trung bình (ĐTB 2.24). Trong các mục tiêu mà hoạt động dạy học hướng tới, thì việc thực hiện mục tiêu: Biết phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống; biết phân tích được tình huống có vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; biết lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề được cán bộ quản lý và giáo viên chú ý tới nhiều hơn với điểm trung bình từ 2,27 đến 2,46. Tuy nhiên kết quả vẫn chỉ đạt mức trung bình. Việc hướng dẫn học sinh biết thu thập và làm rõ các thơng tin có liên quan đền vấn đề được xếp thứ 5 đạt mức điểm trung bình 2.25. Còn việc hướng dẫn cho học sinh biết thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề (ĐTB 2,24), nêu được ý tưởng mới trong học tập và trong cuộc sống (ĐTB 2,22), biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, khơng dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều (ĐTB 2,21) vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng mức độ thực hiện còn thấp. Điều này chứng tỏ còn nhiều giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc hướng dẫn cho học sinh biết thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề, nêu được ý tưởng mới trong học tập và trong cuộc sống, biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, khơng dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều.

Bên cạnh đó, cịn nhiều giáo viên chưa hướng dẫn học sinh biết quan tâm đến các lập luận và minh chứng thuyết phục; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề, không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn đề, biết suy ngẫm về cách thực hiện và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới (ĐTB thấp nhất từ 2,03 đến 2,19).

2.3.2.2. Thực trạng việc thực hiện chương trình, lựa chọn nội dung dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

Bảng 2.6. Thực trạng việc thực hiện chương trình, lựa chọn nội dung dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

STT

Chƣơng trình, lựa chọn nội dung dạy học theo hƣớng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu ĐTB Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1

Thực hiện đúng theo quy định của chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành

12 19,05 28 44,44 23 36,51 2,82 1

2

Chương trình, nội dung dạy học được lựa chọn phù hợp để giúp học sinh phát triển các năng lực theo mục tiêu đã xác định, trong đó có phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

3 4,76 17 26,98 22 34,92 21 33,33 2,03 5

3

Xây dựng các chủ đề tích hợp nội dung dạy học, các hoạt động dạy học đa dạng gắn với thực tiễn, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và khả năng của học sinh 4 6,35 18 28,57 23 36,51 18 28,57 2,13 4 4 Nội dung DH lồng ghép thành các chủ đề tích hợp, tạo ra tình huống có vấn đề để học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp nhằm giải quyết tình huống đặt ra 5 7,94 19 30,16 22 34,92 17 26,98 2,19 3

5

Điều chỉnh nội dung theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

6 9,52 19 30,16 23 36,51 15 23,81 2,25 2

Trung bình 6 9,52 20 32,06 23 35,87 14 22,54 2,28

Qua kết quả khảo sát cho thấy đa số GV nhà trường thực hiện đúng chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT (ĐTB 2,82). GV đã có sự điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh nhưng mức độ đạt được chỉ đạt mức trung bình (ĐTB 2,25). Việc thực hiện nội dung DH lồng ghép thành các chủ đề tích hợp, tạo ra tình huống có vấn đề để học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp nhằm giải quyết tình huống đặt ra nhiều giáo viên cịn lúng túng, mới chỉ có 7,94 giáo viên thực hiện tốt.

Bên cạnh đó, việc xây dựng các chủ đề tích hợp nội dung dạy học, các hoạt động dạy học đa dạng gắn với thực tiễn, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và khả năng của học sinh cịn hạn chế (ĐTB 2,13), tính theo tỷ lệ phần trăm thì số giáo viên thực hiện tốt điều này chỉ có 6,35, thực hiện khá là 28,57. Ngồi ra, chương trình, nội dung dạy học được lựa chọn phù hợp để giúp học sinh phát triển các năng lực theo mục tiêu đã xác định, trong đó có phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh được đánh giá ở mức độ thấp nhất, có tới 34,92% giáo viên thực hiện trung bình và 33,33% thực hiện ở mức yếu.

Tuy nhiên, qua trao đổi với giáo viên chúng tôi cũng nhận thấy rằng, họ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện chương trình, lựa chọn nội dung dạy học, nhưng cách thực hiện và thực hiện như thế nào cho phù hợp với dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh là việc mà GV cịn đang trăn trở để tìm hướng đi. Điều này cho thấy cần phải có giải pháp để nâng cao năng lực cho giáo viên về thiết kế nội dung, chuyên đề dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

Tóm lại việc thực hiện chương trình, lựa chọn nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh, các GV đều thực hiện đúng theo quy

định của chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành. Tuy nhiên còn nhiều giáo viên chưa đổi mới, sáng tạo, chưa chú trọng đến mục tiêu phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh. Nhiều GV chưa chủ động lựa chọn chương trình, nội dung phù hợp, chưa lồng ghép thành các chủ đề tích hợp, tạo ra tình huống có vấn đề để học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp nhằm giải quyết các tình huống đặt ra. Chúng tôi cho rằng đây là vấn đề các nhà quản lý cần quan tâm hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh.

2.3.2.3. Thực trạng việc vận dụng các các phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

Bảng 2.7. Thực trạng việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

STT Phƣơng pháp dạy học tích cực theo hƣớng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu ĐTB Thứ bậc SL % SL % SL % SL %

1 Phương pháp dạy học theo

nhóm dạy học hợp tác 9 14,28 19 30,16 21 33,33 14 22,22 2,36 1 2

Phương pháp dạy học nêu phát hiện và giải quyết vấn đề 8 12,70 18 28,57 22 34,92 15 23,81 2,30 2 3 Học theo góc 5 7,93 18 28,57 24 38,09 16 25,40 2,19 5 4 Dạy học theo hợp đồng 4 6,35 17 26,98 25 39,68 17 26,98 2,13 6 5 Phương pháp dạy học theo dự án 4 6,35 14 22,22 26 41,27 19 30,16 2,05 7 6 Phương pháp trò chơi 6 9,52 18 28,57 23 36,51 16 25,40 2,22 4 7 Phương pháp đóng kịch 3 4,76 14 22,22 25 39,68 21 33,33 1,98 8 8 Phương pháp dạy học tình huống 7 11,11 18 28,57 23 36,51 15 23,81 2,27 3 Trung bình 6 9,12 17 26,98 24 37,50 17 26,39 2,19

Qua bảng số liệu trên cho thấy, GV của nhà trường đã quan tâm đến việc đổi mới PPDH và đã vận dụng các phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, tuy nhiên mức độ thực hiện còn chưa cao, chỉ đạt mức trung bình (ĐTB 2,19). Trong các phương pháp, các phương pháp được giáo viên sử dụng nhiều hơn, đó là: phương pháp dạy học theo nhóm dạy học hợp tác, phương pháp dạy học nêu phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học tình huống, phương pháp trị chơi (ĐTB 2,22 đến 2,36). Bên cạnh đó, phần lớn GV còn thấy trở ngại khi thực hiện phương pháp dạy học theo góc, dạy học theo hợp đồng, dạy học theo dự án, phương pháp đóng kịch, tính theo tỷ lệ phần trăm thì phương pháp dạy học theo góc chỉ có 7,93%,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT trường chinh, huyện ninh sơn, tỉnh ninh thuận (Trang 51 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)