3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
Bất cứ hoạt động giáo dục nào cũng phải đạt được những mục đích nhất định. Các biện pháp quản lý được đề xuất phải hướng tới việc thực hiện mục đích của đổi mới quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
Tức là các biện pháp đề xuất phải nhằm và đạt mục đích trực tiếp là nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh.
Nếu khơng đảm bảo tính mục đích, các biện pháp sẽ thiếu định hướng, làm cho các biện pháp thiếu khả thi và xa vời thực tiễn.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Trước những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay, việc đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh cần lưu ý tính kế thừa những thành tựu đã đạt được, tôn trọng quá khứ, lịch sử, chỉ bổ sung những yếu tố mới, đồng thời việc đề ra các biện pháp cũng phải đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và nhà trường.
Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển trong việc đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh sẽ giúp nhà trường khơng mất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm hướng đi. Đảm bảo tính kế thừa của các biện pháp là việc làm vừa mang tính biện chứng, vừa mang tính thực tiễn và rất cần thiết trong quản lí trường học.
Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển trong việc đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh phải nhằm mục đích ngày càng hồn thiện và nâng cao chất lượng quản lý HĐDH đáp ứng yêu
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống
Tức là các biện pháp đề xuất cùng với các biện pháp hiện có tạo nên một hệ thống, một chỉnh thể trọn vẹn, phù hợp với nhau về chức năng.
Các biện pháp đưa ra phải đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống, có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất nhằm quản lý tốt HĐDH theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh. Biện pháp này là tiền đề, biện pháp kia là điều kiện thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau, các biện pháp phối hợp nhịp nhàng trong mối liên hệ chặt chẽ, nhằm đạt được mục đích là nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh.
Nếu khơng đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống, các biện pháp được đề xuất sẽ rất rời rạc, thiếu tính liên kết, thiếu sự kết hợp và không thể phát huy hiệu quả của quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp được để xuất là căn cứ từ chính thực tiễn cơng tác quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận từ đó áp dụng được các biện pháp vào thực hiện.
Nếu khơng đảm bảo tính thực tiễn, các biện pháp đề xuất sẽ ở tình trạng “xa rời thực tiễn” kém hiệu quả và không giải quyết bất cứ vấn đề gì của thực tiễn; khơng được thực tiễn chấp nhận.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả
Các biện pháp quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, với khả năng của GV, phụ huynh và HS.
Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với các qui định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của trường THPT trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục.
Việc đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh địi hỏi phải có sự đầu tư về CSVC, chế độ chính sách, thời gian và tinh thần của các lực lượng tham gia vào các hoạt động này. Nếu các biện pháp đưa ra khơng hiệu quả thì sẽ gây lãng phí, mất thời gian, mất niềm tin làm cho cơng tác quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh không có ý nghĩa.
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hƣớng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trƣờng Trung học phổ thông Trƣờng Chinh,