Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT trường chinh, huyện ninh sơn, tỉnh ninh thuận (Trang 109 - 133)

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý

3.4.3. Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

trường Trung học phổ thông Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

Bảng 3.3: Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho

học sinh ở trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

TT Biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi D2 (mi-ni)2 X TB(mi) X TB(ni) 1

Thường xuyên tổ chức hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

2

Chỉ đạo giáo viên thiết kế nội dung, chuyên đề dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh

2,79 2 2,67 3 1

3

Chỉ đạo giáo viên tích cực thực hiện đổi mới, lựa chọn phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh

2,76 3 2,7 2 1

4

Chỉ đạo giáo viên tăng cường vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh

2,75 4 2,66 4 0

5

Tổ chức thực hiện đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh

2,71 6 2,64 5 1

6

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và quản lý chặt chẽ việc khai thác và sử dụng đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh

2,74 5 2,59 6 1

Tổng 2,76 2,66

Để đánh giá mức độ tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh, đề tài sử dụng công thức Spearman để tính tốn. Cơng thức đó như sau:

2 2 6 1 ( 1) D R n n    

Trong công thức trên, n = 6 (ứng dụng với 6 biện pháp). Sau khi thay số vào tính, nếu:

- R > 0 (R dương): Tính cấp thiết và tính khả thi có tương quan thuận. Nghĩa là các biện pháp vừa cấp thiết lại vừa khả thi.

Trường hợp R dương và có giá trị càng lớn (nhưng khơng bao giờ bằng 1), thì tương quan giữa chúng càng chặt chẽ (nghĩa là các biện pháp không những cấp thiết, mà khả năng khả thi rất cao).

Từ kết quả bảng trên, thay số vào công thức trên, ta được: 2 6 (0 1 1 0 1 1) 1 6(6 1) R          24 1 1 0,11 210 R    0,89 R

Dựa vào kết quả trên, với hệ số tương quan (R0,89), chứng tỏ mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh mà đề tài đề xuất có sự tương quan thuận và thống nhất chặt chẽ.

Có thể biểu diễn về mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận bằng biểu đồ sau:

BIỂU ĐỒ MỐI TƢƠNG QUAN

Biểu đồ 3.3: Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho

Tiểu kết chƣơng 3

Với 5 nguyên tắc đề ra, trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và kết quả khảo sát, đánh giá HĐDH cũng như quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, tác giả đã để xuất 06 biện pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, đó là:

1. Thường xuyên tổ chức hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

2. Chỉ đạo giáo viên thiết kế nội dung, chuyên đề dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh.

3. Chỉ đạo giáo viên tích cực thực hiện đổi mới, lựa chọn phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh.

4. Chỉ đạo giáo viên tăng cường vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh.

5. Tổ chức thực hiện đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh.

6. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và quản lý chặt chẽ việc khai thác và sử dụng đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy 6 biện pháp mà đề tài đề xuất là có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Các biện pháp này có thể đưa vào áp dụng trong quá trình quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Dạy học theo hướng phát triển năng lực là xu hướng chung của các nền giáo dục ngày nay. Với Việt Nam, trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay, dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh có thể coi như một cuộc cách mạng của nền giáo dục nước nhà.

Dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề đang ngày càng được quan tâm. Bởi năng lực giải quyết vấn đề có vai trị hết sức quan trọng giúp học sinh phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh trong học tập cũng như trong cuộc sống. Trong nhà trường, HĐDH theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề nếu được quản lý, tổ chức tốt sẽ phát huy được sự chủ động, sáng tạo của người học; nâng cao hiệu quả của việc dạy và học; góp phần thúc đẩy chất lượng đào tạo của nhà trường.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh, hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học phổ thông Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đã có những chuyển biến bước đầu. Kết quả khảo sát 63 CBQL và GV của nhà trường cho thấy:

Hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đã được quan tâm và thực hiện, tuy nhiên mức độ thực hiện được đánh giá chưa cao, chỉ đạt mức trung bình. Việc triển khai hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh của nhà trường còn nhiều lúng túng.

Quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh đã được chú trọng, từ việc quản lý việc thực hiện mục tiêu dạy học; quản lý chương trình, lựa chọn nội dung dạy học; phương pháp và kĩ thuật dạy học; hình thức dạy học; quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học. Tuy nhiên ở tất cả các nội dung này đều được CBQL và GV đánh giá chưa thực sự hiệu quả, chỉ đạt mức độ thực hiện ở mức trung bình.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, tác giả luận văn đã đề xuất 06 biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh ở nhà trường. Các biện pháp này được xây dựng đồng bộ, sát thực tiễn của nhà trường, qua khảo nghiệm cho thấy sự cấp thiết và mức độ khả thi cao. Tác giả tin rằng, nếu các biện pháp này được áp dụng với sự quyết tâm và đồng thuận của tập thể nhà trường, của các em học sinh; sự ủng hộ, hợp tác của cha mẹ HS, việc đổi mới hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở nhà trường sẽ thu được thành công và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục hiện nay.

2. Khuyến nghị

* Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng về năng lực tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực nói chung và năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh nói riêng cho cán bộ quản lý và giáo viên. Đặc biệt, là việc thiết kế, sử dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

- Tham mưu với cấp trên để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho nhà trường; tăng cường những giáo viên có năng lực, đảm bảo đủ số lượng và cơ cấu về giáo viên của nhà trường.

* Đối với cán bộ quản lý nhà trường

- Tạo điều kiện hơn nữa để giáo viên nhà trường có cơ hội được học tập, bồi

dưỡng để nâng cao trình độ; cung cấp các tài liệu về dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

- Thường xuyên đổi mới nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học, đánh giá khách quan, thực chất, có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những giáo viên thực hiện tốt; nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời những trường hợp chưa thực hiện tốt.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học đồng thời quản lý tốt việc sử dụng và bảo quản thiết bị.

* Đối với giáo viên

- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục; tăng cường các kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học, sử dụng các kỹ thuật tổ chức dạy học linh hoạt sáng tạo, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

- Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới; rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh.

- Chú trọng xây dựng các chuyên đề dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh nhằm giúp các em có thể học tập một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, biết vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Ngọc Anh, Nguyễn Hữu Chí, Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Văn Đẳng (2008), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch Sử - Trung học

cơ sở, Nxb Giáo dục.

2. Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29/NQ -

TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Luật Giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục

THCS, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Điều lệ trường THCS, THPT, và PT có nhiều

cấp học.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thơng - chương trình tổng thể.

7. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề lý luận

và thực tiễn, Nxb Thống kê, Hà Nội.

8. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà (2018), Dạy và học tích cực – Một số

phương pháp và kỹ thuật dạy học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

9. Carl Rogers (2001), Phương pháp dạy và học hiệu quả, Nxb Trẻ, Hà Nội. 10. Nguyễn Hữu Châu (2007), Giáo dục Việt Nam những năm đầu Thế kỷ XXI,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Cơ sở khoa học quản lý,

Trường ĐHSP Hà Nội.

12. Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2015), Đại cương khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Vũ Văn Dân, Võ Nguyên Du (2011), Đại cương về khoa học quản lý, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

14. Trần Thị Dung (1998), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, Nxb Đại học quốc Gia Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Thị Hương (2004), Lý luận dạy học, Nxb Đại học Sư Phạm Tp Hồ Chí Minh.

17. Triệu Văn Hải (2016), Quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng

lực người học ở các trường THPT huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn

thạc sĩ Quản lý giáo dục, Đại học Sư Phạm, Đại học Thái Nguyên.

18. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, Nxb Sư Phạm.

19. Trần Văn Hiếu (2016), Lý luận dạy học đại học, Nxb Đại học Huế.

20. Đoàn Duy Hinh, Nguyễn Phương Hồng, Vũ Trọng Rỹ, Lương Việt Thái (2008), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý - Trung học

cơ sở, Nxb Giáo dục.

21. Hoàng Thị Thúy Hoàn (2017), Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung

học cơ sở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ theo hướng phát triển năng lực tự học,

Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

22. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới PPDH, chương trình và sách giáo khoa, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

23. Nguyễn Phương Hồng, Trịnh Thị Hải Yến, Cao Thị Thặng, Nguyễn Minh Đường (2002), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung

học cơ sở, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

24. Nguyễn Thúy Hồng, Nguyễn Quang Ninh (2008), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn - Trung học cơ sở, Nxb Giáo dục.

25. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại, lý luận và biện pháp kỹ thuật,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

26. Nguyễn Thế Hưng, Lại Phương Liên (2018), Phương pháp dạy học Sinh học ở

trường phổ thông – Dạy học theo tiếp cận năng lực, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

27. Harold Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz Weihrich (1992), Những vấn đề cốt

yếu của quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

28. I.In.Lecne (1997), Dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục.

29. K.B Everard, Geofrey Morris, Ian Wilson (2009), Quản trị hiệu quả Trường học, Nxb Hà Nội.

30. Vũ Duy Khang (2005), Luật Giáo dục - Mục tiêu đổi mới cơ bản và toàn diện

giáo dục Việt nam giai đoạn 2006-2020 chế độ chính sách mới ngành Giáo dục và Đào tạo, Nxb Lao động-Xã hội.

31. Trần Kiểm (2011), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Nxb đại học sư phạm.

32. Trần Kiều (1997), Đổi mới PPDH ở trường THCS, Viện KHGD, Hà Nội. 33. Hồ Văn Liên (2007), Giáo trình khoa học quản lý giáo dục, ĐHSP TPHCM,

Tp. Hồ chí Minh.

34. Phan Ngọc Liên, Nguyễn An (2003), Bách khoa thư Hồ Chí Minh sơ giản, tập1, Nxb Từ điển bách khoa.

35. Nguyễn Thị Hồng Luyến (2016), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học

sinh thơng qua dạy học các chủ đề tích hợp chương nhóm Nitơ – Hóa học 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại

học Quốc Gia Hà Nội.

36. Quí Long, Kim Thư (2008), Cẩm nang công tác giảng dạy nhà trường và những quy định pháp luật cần biết, Nxb Lao động –Xã hội.

37. Phùng Đình Mẫn (Chủ biên) (2003), Những vấn đề cơ bản về đổi mới giáo dục

THPT hiện nay, Trường ĐHSP Huế.

38. Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

39. Nguyễn Hồng Sơn (2015), Quản lí hoạt động dạy hoc nhằm nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT trường chinh, huyện ninh sơn, tỉnh ninh thuận (Trang 109 - 133)