Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT trường chinh, huyện ninh sơn, tỉnh ninh thuận (Trang 104 - 109)

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

3.4.2.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

Bảng 3.1. Tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh

Sơn, tỉnh Ninh Thuận

TT Biện pháp Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết Điểm TB Thứ bậc SL % SL % SL % 1

Thường xuyên tổ chức hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

59 80,82 14 19,18 0 0 2,81 1

2

Chỉ đạo giáo viên thiết kế nội dung, chuyên đề dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh

3

Chỉ đạo giáo viên tích cực thực hiện đổi mới, lựa chọn phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh

56 76,71 17 23,29 0 0 2,76 3

4

Chỉ đạo giáo viên tăng cường vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh

55 75,34 18 24,66 0 0 2,75 4

5

Tổ chức thực hiện đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh

52 71,23 21 28,77 0 0 2,71 6

6

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và quản lý chặt chẽ việc khai thác và sử dụng đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh

54 73,97 19 26,03 0 0 2,74 5

Trung bình 56 76,25 17 23,75 0 0 2,76

Qua kết quả khảo nghiệm từ bảng 3.1 cho chúng ta thấy rõ tính cấp thiết của 6 biện pháp mà đề tài đề xuất. Các biện pháp này đều được đánh giá có tính cấp thiết rất cao, thể hiện ở điểm trung bình là 2,76. Trong đó biện pháp “Thường xuyên tổ chức hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh” là cấp thiết nhất (ĐTB là 2,81). Biện pháp này nhà trường có thể thực hiện tốt bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Biện pháp chỉ đạo giáo viên thiết kế nội dung, chuyên đề dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh cũng dễ thực hiện, có tính cấp thiết cao (ĐTB là 2,79).

Các biện pháp còn lại như: Chỉ đạo giáo viên tích cực thực hiện đổi mới, lựa chọn phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh; Chỉ đạo

giáo viên tăng cường vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh; Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và quản lý chặt chẽ việc khai thác và sử dụng đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh; Tổ chức thực hiện đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh cũng được các chuyên viên Sở GD&ĐT, cán bộ quản lý và giáo viên của trường đánh giá cũng rất cấp thiết với điểm trung bình từ 2,71 đến 2,76.

Có thể biểu diễn về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ ở trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận bằng biểu đồ sau:

BIỂU ĐỒ TÍNH CẤP THIẾT 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1 2 3 4 5 6 Rấ t cấ p thi ết Cấ p thi ết Không cấ p thi ết

Biểu đồ 3.1. Tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh,

3.4.2.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh,

huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

TT Biện pháp

Rất khả

thi Khả thi Không

khả thi Điểm TB Thứ bậc SL % SL % SL % 1

Thường xuyên tổ chức hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

55 75,34 16 21,92 2 2,74 2,73 1

2

Chỉ đạo giáo viên thiết kế nội dung, chuyên đề dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh

52 71,23 18 24,66 3 4,11 2,67 3

3

Chỉ đạo giáo viên tích cực thực hiện đổi mới, lựa chọn phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh

54 73,97 16 21,92 3 4,11 2,7 2

4

Chỉ đạo giáo viên tăng cường vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh

52 71,23 17 23,29 4 5,48 2,66 4

5

Tổ chức thực hiện đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh

51 69,86 18 24,66 4 5,48 2,64 5

6

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và quản lý chặt chẽ việc khai thác và sử dụng đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh

49 67,12 18 24,66 6 8,22 2,59 6

Kết quả khảo nghiệm thu được từ bảng 3.2 cho thấy: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận được các chuyên viên của Sở GD&ĐT Ninh Thuận, cán bộ quản lý và giáo viên của trường đánh giá ở mức độ khả thi khá cao, thể hiện rõ ở điểm trung bình là 2,66. Trong đó, biện pháp “Thường xuyên tổ chức hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh” được đánh giá rất khả thi, với điểm trung bình cao nhất là 2,73. Những biện pháp “Chỉ đạo giáo viên tích cực thực hiện đổi mới, lựa chọn phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh”; biện pháp; “Chỉ đạo giáo viên thiết kế nội dung, chuyên đề dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh”; biện pháp “Chỉ đạo giáo viên tăng cường vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh”; biện pháp “Tổ chức thực hiện đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh” biện pháp “Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và quản lý chặt chẽ việc khai thác và sử dụng đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh” cũng được đánh giá là rất rất khả thi, với điểm trung bình từ 2,59 đến 2,7.

Ngoài việc khảo nghiệm bằng phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi cũng đã tiến hành phỏng vấn một số chuyên viên Sở GD&ĐT Ninh Thuận, CBQL và GV của trường về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Chẳng hạn như: Thầy H.H.N, cô Th.L.Ph.L, chuyên viên Sở GD&ĐT Ninh Thuận; thầy B.Ch.C, cô L.Th.X. B, thầy V.Ng.H... giáo viên trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đều khẳng định các biện pháp được đề xuất trong đề tài có tính khả thi cao, có khả năng áp dụng và thực hiện trong thực tế tại trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.

Có thể biểu diễn về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận bằng biểu đồ sau:

BIỂU ĐỒ TÍNH KHẢ THI

Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh ở trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh

Sơn, tỉnh Ninh Thuận

3.4.3. Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT trường chinh, huyện ninh sơn, tỉnh ninh thuận (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)