Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiệp vụ của phòng đào tạo, trường đại học hà nội theo tiêu chuẩn ISO 90012015 luận văn ths khoa học giao dục 601401001 (Trang 27)

Tại Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/8/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định chuẩn nghề nghiệp: “Chuẩn nghề nghiệp GVMN là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức, kỹ năng sư phạm mà GVMN cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non” [5].

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, chuẩn nghề nghiệp GVMN là căn cứ pháp lý rất quan trọng để triển khai, thực hiện hàng loạt các vấn đề của GVMN gồm việc tuyển chọn, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ này.

Với quy định này, chuẩn nghề nghiệp GVMN được phản ánh thông qua các yêu cầu của 3 lĩnh vực cụ thể sau:

- Các phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; - Kiến thức;

- Kỹ năng sư phạm.

Mỗi lĩnh vực này lại bao hàm các tiêu chí cụ thể, phản ánh một cách toàn diện và khá chi tiết về vị trí việc làm của người GVMN. Tổng cộng, chuẩn nghề nghiệp GVMN bao gồm 60 tiêu chí cụ thể, bộ phận. Từ chuẩn này, các cấp quản lý nhà nước và bản thân mỗi GVMN tự xây dựng kế hoạch và thực hiện tự bồi dưỡng chuyên môn; giúp GVMN thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non.

1.3.1. Vai trị, vị trí của trường mầm non và giáo dục mầm non trong hệ thống Giáo dục Quốc dân hệ thống Giáo dục Quốc dân

GDMN là một bộ phận quan trọng trong hệ thống GDQD; có mối quan hệ và ảnh hưởng nhất định đối với các bậc học cao hơn; đặc biệt, GDMN tạo ra những tiền đề quan trọng, có tính chất cơ sở và nền tảng đối với Giáo dục

Tiểu học cũng như các bậc học cao hơn.

Vai trị và vị trí của trường mầm non được quy định rất cụ thể và chi tiết trong Điều lệ trường mầm non được ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ GD&ĐT. Theo đó, “Trường mầm non là đơn vị cơ sở của GDMN thuộc hệ thống GDQD, có tư cách pháp nhân và con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng và kho bạc Nhà nước. Trường mầm non chịu sự quản lý về chuyên môn trực tiếp từ phòng GD&ĐT cấp huyện; chịu sự quản lý về hành chính của Uỷ ban Nhân dân cấp huyện” [5].

Theo Điều lệ trường mầm non, trường mầm non có nhiệm vụ: “Tổ chức thực hiện việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi theo chương trình GDMN do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành; Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; Tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật; Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ ni dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em; Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn” [5].

1.3.2. Mục tiêu của Giáo dục Mầm non

Theo Điều lệ trường mầm non, GDMN có mục tiêu là “giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp 1” [5]. Mục tiêu này được thể hiện thông qua 05 lĩnh vực phát triển cụ thể sau:

- Lĩnh vực 1: Phát triển thể chất; - Lĩnh vực 2: Phát triển nhận thức; - Lĩnh vực 3: Phát triển ngôn ngữ;

- Lĩnh vực 4: Phát triển tình cảm xã hội; - Lĩnh vực 5: Phát triển thẩm mĩ.

Với 05 lĩnh vực phát triển nêu trên, có thể nhận thấy: Mục tiêu của GDMN là cấp học hình thành cho trẻ em những điều kiện cần thiết ban đầu, mang tính nền tảng để tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ bước vào lớp 1.

Bậc học GDMN được phân thành 2 bộ phận: giáo dục nhà trẻ (dành cho trẻ từ 3 tháng đến 36 tháng tuổi) và giáo dục mẫu giáo (dành cho trẻ từ 36 tháng đến 72 tháng tuổi). Mỗi bậc học này được xác định bởi những mục tiêu cụ thể khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các mục tiêu GDMN được cụ thể hóa thành mục tiêu của cơng tác chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trong chương trình GDMN.

1.3.3. Nội dung và phương pháp dạy học mầm non

Theo Điều lệ trường mầm non, do tính chất đặc thù của lứa tuổi này, nội dung GDMN phải “Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hịa giữa ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè, thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học. Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thơng giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập và cuộc sống” [5].

Để thực hiện nội dung GDMN nêu trên, phương pháp GDMN phải chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó giữa người lớn và trẻ; chú ý tới đặc điểm cá nhân của mỗi trẻ để lựa chọn và sử dụng các phương pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả. Điều lệ trường mầm non yêu cầu: Phương pháp GDMN phải “Tổ chức hợp lí các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm, lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế” [5].

1.3.4. Đặc điểm, vai trò của giáo viên mầm non

GVMN là những người trực tiếp triển khai; thực hiện nội dung và chương trình GDMN theo mục tiêu, nội dung và phương pháp đã được quy định cụ thể trong Điều lệ trường mầm non. Cụ thể hơn, GVMN phải thực hiện đồng thời 3 nhiệm vụ: Chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ. Nhiệm vụ có tính chất tổng hợp

này có nhiều khác biệt so với các cấp học khác. Chính sự khác biệt này tạo nên sự khác biệt về chuẩn nghề nghiệp GVMN so với các bậc học khác.

Do tính chất đặc thù của vị trí việc làm, GVMN phải có đầy đủ các tiêu chí theo chuẩn nghề nghiệp đã quy định. Ngồi ra, họ cần có năng khiếu về âm nhạc, hội họa, khả năng tổ chức các hoạt động cho trẻ một cách phong phú và thường xuyên. Và, hơn bất cứ 1 bậc học nào khác, GVMN phải thể hiện được tình thương yêu đối với trẻ, vừa dạy, vừa dỗ và chịu áp lực lớn từ nhiệm vụ, khối lượng công việc, quan hệ với phụ huynh, đồng nghiệp và cộng đồng. Cũng giống như các giáo viên ở những bậc học cao hơn, GVMN phải được bồi dưỡng thường xuyên, liên tục để cập nhật kiến thức, kĩ năng sư phạm, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống để làm tốt hơn nhiệm vụ được phân công.

1.4. Quản lý Hoạt động bồi dƣỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

1.4.1. Vai trò của quản lý bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp nghề nghiệp

Từ lý luận và thực tiễn có thể khẳng định: QLHĐBD đội ngũ GVMN vó vai trị cực kỳ quan trọng, được xem là giải pháp, hình thức then chốt giúp giáo viên thường xuyên và liên tục trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; cập nhật kiến thức có tính chất tổng hợp phục vụ cơng tác ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; rèn luyện các kỹ năng sư phạm cụ thể mà vị trí việc làm GVMN yêu cầu.

Thực tiễn cho thấy: Những cơ quan quản lý Nhà nước về GDĐT, Hiệu trưởng các trường mầm non thực hiện có hiệu quả và chất lượng công tác QLHĐBD đội ngũ GVMN thì các đội ngũ GVMN liên tục được nâng cao trình độ; khơi dậy ở đội ngũ GVMN hứng thú, trách nhiệm tự bồi dưỡng; qua đó trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng cơng tác chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ. Và, những nơi ít hoặc khơng quan tâm hoặc thực hiện công tác QLHĐBD thiếu hiệu quả, chống đối thì chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại các trường mầm non tại địa bàn đó có vấn đề. Như vậy, có sự tương quan có tính chất tỉ lệ thuận giữa việc QLHĐBD đội ngũ GVMN với chất lượng và

hiệu quả của cơng tác chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ.

Nhận thức được điều đó, các cấp QLHĐBD, chính quyền các địa phương rất quan tâm, đầu tư, kinh phí, chỉ đạo và tổ chức hoạt động QLHĐBD cho đội ngũ GVMN để nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng tác chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ trên địa bàn quản lý và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển GDMN và giáo dục Tiểu học.

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Hoạt động quản lý nói chung có 4 chức năng cơ bản là: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá. Xuất phát từ 4 chức năng cơ bản đó, có thể xác định: QLHĐBD đội ngũ GVMN có 4 nội dung sau đây:

1.4.2.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Lập kế hoạch được xác định là khâu đầu tiên và rất quan trọng, có tính chất định hướng cho toàn bộ các khâu còn lại của QLHĐBD nếu quản lý được xét như 1 q trình liên tục và khép kín.

Bản kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVMN bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

- Mục tiêu của bồi dưỡng đội ngũ GVMN; - Nội dung bồi dưỡng đội ngũ GVMN;

- Phương pháp và hình thức bồi dưỡng đội ngũ GVMN; - Chủ thể bồi dưỡng;

- Các nguồn lực cho việc bồi dưỡng đội ngũ GVMN; - Kết quả bồi dưỡng đội ngũ GVMN;

- Việc kiểm tra đánh giá bồi dưỡng đội ngũ GVMN; - Thời gian, địa điểm tổ chức bồi dưỡng đội ngũ GVMN.

Để xác định được các nội dung trên, đòi hỏi phải nghiêm túc triển khai việc phân tích, điều tra thực trạng hiện có đội ngũ GVMN; xác định chuẩn nghề nghiệp mà đội ngũ GVMN phải đạt được, nhu cầu nguyện vọng bồi dưỡng của đội ngũ GVMN và căn cứ trên mục tiêu, nhiệm vụ năm học, học kỳ cũng như kế hoạch chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ của bậc học GDMN.

1.4.2.2. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Việc tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GVMN chính là giai đoạn cụ thể hóa bản kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVMN; huy động các nguồn lực vào việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVMN đã được xây dựng và phê duyệt nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ bồi dưỡng đã đặt ra ngay từ đầu.

Đây là khâu có vai trị rất quan trọng; quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GVMN; đòi hỏi việc huy động, điều phối một cách khoa học và nhịp nhàng các nguồn lực cho HĐBD (nhân lực, vật lực, tiền lực…).

Trong việc tổ chức bồi dưỡng đội ngũ GVMN có thể đánh giá được tính khả thi, logic và khoa học của kế hoạch bồi dưỡng và có thể điều chỉnh kế hoạch này cho phù hợp với tình hình thực tế.

Một trong những nhân tố, điều kiện có ảnh hưởng đến kết quả tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GVMN là các kỹ năng của nhà quản lý. Chủ thể tiến hành bồi dưỡng đó là động viên khích lệ, khơi dậy tinh thần, trách nhiệm, hứng thú, say mê của đội ngũ GVMN. Nếu không thực hiện được thủ pháp tâm lý này, việc bồi dưỡng chỉ có tính chất chiếu lệ, chống đối, chất lượng và hiệu quả sẽ rất hạn chế.

Từ đó có thể xác định: Về bản chất, tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GVMN chính là sự chuyển biến từ HĐBD thành tự bồi dưỡng. Tự bồi dưỡng chính là đỉnh cao và là mục tiêu cuối cùng của HĐBD.

Việc tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GVMN phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện chủ quan và khách quan. Trong đó, việc lựa chọn cách thức, hình thức và phương pháp bồi dưỡng là nhân tố quan trọng có tính chất, ảnh hưởng quyết định đến kết quả bồi dưỡng. Việc lựa chọn, áp dụng các nhân tố nêu trên thể hiện sự linh động, sáng tạo, khéo léo của các nhà tổ chức hoạt động quản lý bồi dưỡng.

1.4.2.3. Chỉ đạo bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

chỉ ra cách thức, con đường bồi dưỡng cho đội ngũ GVMN; đồng thời thể hiện sự can thiệp điều chỉnh đối với các yếu tố tham gia HĐBD theo mục tiêu đặt ra ban đầu.

Công tác chỉ đạo bồi dưỡng cho đội ngũ GVMN được phân quyền tới từng bộ phận, tổ chức và cá nhân cụ thể. Với chức trách, nhiệm vụ khác nhau thì thẩm quyền chỉ đạo cũng khác nhau. Tuy nhiên, việc phân quyền đó vẫn phải đảm bảo thống nhất theo 1 mục tiêu chung; tránh chồng chéo, dẫm chân, ảnh hưởng tiêu cực giữa các quyền chỉ đạo.

Bên cạnh đó, cơng tác chỉ đạo HĐBD cho đội ngũ GVMN phải đảm bảo 1 số u cầu nhất định, đó là sự kịp thời, tính chính xác, tính khả thi; phát huy được tối đa sức mạnh của các nguồn lực tham gia HĐBD đội ngũ GVMN. Các yêu cầu về sự kịp thời, chính xác và khả thi là những u cầu có tính ngun tắc của tất cả các hoạt động chỉ đạo.

Trên thực tế, việc chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GVMN được phân quyền cho chính quyền cấp huyện (Uỷ ban nhân dân cấp huyện) với sự tham mưu, giúp việc của phòng GD&ĐT và các phòng, ban khác. Việc tổ chức HĐBD chuyên môn cho GVMN thường được giao cụ thể cho Hiệu trưởng các trường mầm non. Tuy nhiên, vai trò của Hiệu trưởng các trường mầm non chưa được thể hiện đúng lúc và kịp thời; chưa thể hiện chính xác tầm quan trọng và vai trị chun mơn của mình.

Về nguyên tắc, Hiệu trưởng các trường mầm non phải là người hiểu rõ nhất các vấn đề về mục tiêu, nội dung, phương pháp bồi dưỡng cho đội ngũ GVMN; nắm chính xác nhất nhu cầu, nguyện vọng được bồi dưỡng chuyên mơn của đội ngũ GVMN do mình phụ trách và quản lý.

Thực tiễn cũng cho thấy: Tại một số nơi, một số thời điểm, việc phân định giữa chỉ đạo và tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ GVMN chưa được rạch rịi, chính xác, chưa gắn liền trách nhiệm và quyền lợi. Đây chính là nguyên nhân khách quan làm cho công tác bồi dưỡng đội ngũ GVMN chưa đạt hiệu quả như mong đợi.

mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Về mặt lý luận, kiểm tra, đánh giá là khâu rất quan trọng của một chu trình quản lý. Đối với QLHĐBD cho đội ngũ GVMN thì cơng tác kiểm tra, đánh giá là cực kỳ quan trọng. Việc kiểm tra, đánh giá có chức năng giúp chủ thể quản lý xác định chính xác kết quả, hiệu quả của công tác QLHĐBD; kịp thời phát hiện những vấn đề tồn tại và hạn chế để kịp thời điều chỉnh, can thiệp công tác tổ chức theo đúng định hướng và mục tiêu đặt ra.

Xuất phát từ ý nghĩa và vai trị nêu trên, cơng tác kiểm tra, đánh giá HĐBD cho đội ngũ GVMN được tách bạch tương đối độc lập và theo sát tồn bộ các giai đoạn, q trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng. Như vậy, kiểm tra, đánh giá được xác định như 1 công cụ hiện hữu và không thể thiếu của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiệp vụ của phòng đào tạo, trường đại học hà nội theo tiêu chuẩn ISO 90012015 luận văn ths khoa học giao dục 601401001 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)