1.4. Quản lý bồi dƣỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
1.4.3. Hình thức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn
nghề nghiệp nghề nghiệp
Lý luận và thực tiễn quản lý giáo dục cho thấy có các hình thức bồi dưỡng đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp được thực hiện thơng qua các hình thức sau đây:
1.4.3.1. Bồi dưỡng tập trung, định kỳ
Có thể khẳng định: Bồi dưỡng tập trung, định kỳ là hình thức phổ biến nhất trong thực tiễn bồi dưỡng đội ngũ GVMN hiện nay. Việc tổ chức bồi dưỡng tập trung, định kỳ có một số đặc điểm sau đây:
- Chủ thể tổ chức bồi dưỡng tập trung, định kỳ là chính quyền cấp huyện và các cơ quan, đơn vị quản lý Nhà nước tham mưu, phối hợp thực hiện. Cụ thể, chủ thể này bao gồm: Uỷ ban nhân dân cấp huyện; phòng GD&ĐT; Phòng Nội vụ cấp huyện và Hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn.
- Kế hoạch tổ chức bồi dưỡng tập trung, định kỳ được xây dựng, phê duyệt từ trước (thậm chí 1 năm trước tính đến thời điểm tổ chức). Việc tổ chức bồi dưỡng chính là sự cụ thể hóa kế hoạch này trong thực tiễn.
- Đối tượng được bồi dưỡng tập trung, định kỳ: Chủ yếu là đội ngũ giáo viên trên địa bàn. Một số cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng và chuyên viên của Phòng GD&ĐT) cũng có thể tham gia bồi dưỡng tập trung, định kỳ.
- Nội dung bồi dưỡng tập trung, định kỳ: Bao gồm 1 tổ hợp các nội dung liên quan chủ yếu đến 3 lĩnh vực mà GVMN phải đáp ứng. Đó là: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm. Tuy nhiên, do tính chất, nhiệm vụ chuyên môn của từng năm học, đặc thù của từng địa phương mà nội dung bồi dưỡng tập trung, định kỳ được bổ sung và tích hợp thêm những nội dung khác.
- Cách thức tổ chức bồi dưỡng tập trung, định kỳ: Tập trung với số lượng lớn đối tượng được bồi dưỡng, quy mô tổ chức lớn, tại 1 thời điểm, địa điểm được ấn định, lập kế hoạch và phê duyệt từ trước.
- Kinh phí tổ chức bồi dưỡng tập trung, định kỳ: Chủ yếu được phê duyệt từ ngân sách Nhà nước. Do vậy, việc giải ngân, thanh quyết toán cũng theo các quy định về tài chính của Nhà nước. Bên cạnh đó, cũng có thêm 1 số nguồn kinh phí khác (người học tự đóng góp, xã hội hóa), nhưng ngân sách Nhà nước vẫn là nguồn chủ lực.
- Các nội dung quản lý của hình thức này do các cơ quan tham mưu, giúp việc (Phịng GDĐT, phịng Nội vụ) chủ trì, đầu mối, phối hợp với các đơn vị, tổ chức liên quan thực hiện.
1.4.3.2. Bồi dưỡng cho đội ngũ cốt cán, các đầu mối
Bồi dưỡng cho đội ngũ cốt cán, đầu mối là hình thức bồi dưỡng khá phổ biến khi bồi dưỡng cho đội ngũ GVMN. Sau khi được tập huấn, đội ngũ cốt cán và các đầu mối sẽ trực tiếp tập huấn, bồi dưỡng lại cho đội ngũ GVMN. Cách làm này được các địa phương sử dụng phổ biến và tỏ ra khá hiệu quả trong bối cảnh hiện nay.
Bồi dưỡng cho đội ngũ cốt cán, đầu mối có rất nhiều điểm giống so với bồi dưỡng tập trung và định kỳ. Cụ thể: Mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức, kinh phí, tính hành chính, cách thức quản lý. Tuy nhiên, hình thức bồi dưỡng này cho số lượng đối tượng ít hơn, tinh túy hơn. Vì đa số, đội ngũ cốt cán, đầu mối là những GVMN, cán bộ quản lý đã được đa số lựa chọn, tuyển chọn, có năng lực và uy tín sư phạm.
Trên thực tế quản lý giáo dục, đội ngũ cốt cán đầu mối thường được lựa chọn từ các GVMN dạy giỏi, có kinh nghiệm hoặc giữ trách nhiệm quản lý, điều hành chun mơn (Tổ trưởng, Tổ phó chun mơn, Phó Hiệu trưởng phụ trách chun mơn).
1.4.3.3. Tự bồi dưỡng
Đây là hình thức bồi dưỡng chun mơn có tính chất đặc thù và rất khác biệt so với hai hình thức bồi dưỡng đã phân tích nêu trên. Cụ thể như sau:
- Mục đích và nhiệm vụ của tự bồi dưỡng chuyên môn gắn liền với bản thân mỗi GVMN. Họ là người tự xác định rõ những vấn đề, nội dung, cần được bồi dưỡng để làm tốt hơn cơng việc của mình.
- Nội dung tự bồi dưỡng được cá nhân tự xây dựng trên cơ sở xác định được nhu cầu của nghề nghiệp, đòi hỏi của phụ huynh, nhà trường và xã hội. Có thể nói: Nội dung tự bồi dưỡng “sát sườn” hơn so với hai hình thức bồi dưỡng nêu trên.
hợp với hoàn cảnh và năng lực của bản thân. Mỗi GVMN tự xác định, tìm kiếm, lựa chọn và áp dụng phương pháp, hình thức tự bồi dưỡng chuyên môn sao cho phù hợp và hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ tự bồi dưỡng đặt ra ban đầu.
- Kinh phí dành cho tự bồi dưỡng gần như hoàn toàn cho đội ngũ GVMN chuẩn bị và chi trả. Do vậy, họ hoàn toàn tự quyết định vấn đề này theo khả năng tài chính của mỗi cá nhân.
- Hiệu quả tự bồi dưỡng: Theo đánh giá của nhiều nhà quản lý, nhà khoa học và bản thân GVMN thì tự bồi dưỡng là hình thức bồi dưỡng đạt hiệu quả cao nhất. Xét cho cùng thì đích đến cuối cùng của hai hình thức bồi dưỡng phần trên chính là tự bồi dưỡng của mỗi GVMN. Tức là, chỉ khi nào, mỗi GVMN tham gia tự bồi dưỡng với tinh thần trách nhiệm, hứng thú, say mê cao nhất thì bồi dưỡng mới có hiệu quả cao. Việc chống đối hoặc tham gia bồi dưỡng có tính chất đối phó, chiếu lệ không mang lại hiệu quả và chất lượng cao cho hoạt động bồi dưỡng, thậm chí cịn phản tác dụng, gây tác động tiêu cực tới hoạt động bồi dưỡng chuyên môn.
Lý luận và thực tiễn QLHĐBD chuyên môn cho đội ngũ GVMN cho thấy: Việc phân loại thành ba hình thức bồi dưỡng nêu trên chỉ có tính chất tương đối. Các hình thức này khơng mâu thuẫn, mà có mối quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau tạo nên một chỉnh thể trọn vẹn. Việc phân loại nhằm mục đích phân tích và làm rõ hơn vai trị, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, của các đơn vị, tổ chức và cá nhân tham gia và hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GVMN.