1.4. Quản lý bồi dƣỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên
mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
Hoạt động quản lý nói chung có 4 chức năng cơ bản là: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá. Xuất phát từ 4 chức năng cơ bản đó, có thể xác định: QLHĐBD đội ngũ GVMN có 4 nội dung sau đây:
1.4.2.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
Lập kế hoạch được xác định là khâu đầu tiên và rất quan trọng, có tính chất định hướng cho tồn bộ các khâu cịn lại của QLHĐBD nếu quản lý được xét như 1 quá trình liên tục và khép kín.
Bản kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVMN bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Mục tiêu của bồi dưỡng đội ngũ GVMN; - Nội dung bồi dưỡng đội ngũ GVMN;
- Phương pháp và hình thức bồi dưỡng đội ngũ GVMN; - Chủ thể bồi dưỡng;
- Các nguồn lực cho việc bồi dưỡng đội ngũ GVMN; - Kết quả bồi dưỡng đội ngũ GVMN;
- Việc kiểm tra đánh giá bồi dưỡng đội ngũ GVMN; - Thời gian, địa điểm tổ chức bồi dưỡng đội ngũ GVMN.
Để xác định được các nội dung trên, đòi hỏi phải nghiêm túc triển khai việc phân tích, điều tra thực trạng hiện có đội ngũ GVMN; xác định chuẩn nghề nghiệp mà đội ngũ GVMN phải đạt được, nhu cầu nguyện vọng bồi dưỡng của đội ngũ GVMN và căn cứ trên mục tiêu, nhiệm vụ năm học, học kỳ cũng như kế hoạch chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ của bậc học GDMN.
1.4.2.2. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
Việc tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GVMN chính là giai đoạn cụ thể hóa bản kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVMN; huy động các nguồn lực vào việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVMN đã được xây dựng và phê duyệt nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ bồi dưỡng đã đặt ra ngay từ đầu.
Đây là khâu có vai trị rất quan trọng; quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng chun mơn cho đội ngũ GVMN; địi hỏi việc huy động, điều phối một cách khoa học và nhịp nhàng các nguồn lực cho HĐBD (nhân lực, vật lực, tiền lực…).
Trong việc tổ chức bồi dưỡng đội ngũ GVMN có thể đánh giá được tính khả thi, logic và khoa học của kế hoạch bồi dưỡng và có thể điều chỉnh kế hoạch này cho phù hợp với tình hình thực tế.
Một trong những nhân tố, điều kiện có ảnh hưởng đến kết quả tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GVMN là các kỹ năng của nhà quản lý. Chủ thể tiến hành bồi dưỡng đó là động viên khích lệ, khơi dậy tinh thần, trách nhiệm, hứng thú, say mê của đội ngũ GVMN. Nếu không thực hiện được thủ pháp tâm lý này, việc bồi dưỡng chỉ có tính chất chiếu lệ, chống đối, chất lượng và hiệu quả sẽ rất hạn chế.
Từ đó có thể xác định: Về bản chất, tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GVMN chính là sự chuyển biến từ HĐBD thành tự bồi dưỡng. Tự bồi dưỡng chính là đỉnh cao và là mục tiêu cuối cùng của HĐBD.
Việc tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GVMN phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện chủ quan và khách quan. Trong đó, việc lựa chọn cách thức, hình thức và phương pháp bồi dưỡng là nhân tố quan trọng có tính chất, ảnh hưởng quyết định đến kết quả bồi dưỡng. Việc lựa chọn, áp dụng các nhân tố nêu trên thể hiện sự linh động, sáng tạo, khéo léo của các nhà tổ chức hoạt động quản lý bồi dưỡng.
1.4.2.3. Chỉ đạo bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
chỉ ra cách thức, con đường bồi dưỡng cho đội ngũ GVMN; đồng thời thể hiện sự can thiệp điều chỉnh đối với các yếu tố tham gia HĐBD theo mục tiêu đặt ra ban đầu.
Công tác chỉ đạo bồi dưỡng cho đội ngũ GVMN được phân quyền tới từng bộ phận, tổ chức và cá nhân cụ thể. Với chức trách, nhiệm vụ khác nhau thì thẩm quyền chỉ đạo cũng khác nhau. Tuy nhiên, việc phân quyền đó vẫn phải đảm bảo thống nhất theo 1 mục tiêu chung; tránh chồng chéo, dẫm chân, ảnh hưởng tiêu cực giữa các quyền chỉ đạo.
Bên cạnh đó, cơng tác chỉ đạo HĐBD cho đội ngũ GVMN phải đảm bảo 1 số yêu cầu nhất định, đó là sự kịp thời, tính chính xác, tính khả thi; phát huy được tối đa sức mạnh của các nguồn lực tham gia HĐBD đội ngũ GVMN. Các yêu cầu về sự kịp thời, chính xác và khả thi là những u cầu có tính nguyên tắc của tất cả các hoạt động chỉ đạo.
Trên thực tế, việc chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GVMN được phân quyền cho chính quyền cấp huyện (Uỷ ban nhân dân cấp huyện) với sự tham mưu, giúp việc của phòng GD&ĐT và các phòng, ban khác. Việc tổ chức HĐBD chuyên môn cho GVMN thường được giao cụ thể cho Hiệu trưởng các trường mầm non. Tuy nhiên, vai trò của Hiệu trưởng các trường mầm non chưa được thể hiện đúng lúc và kịp thời; chưa thể hiện chính xác tầm quan trọng và vai trị chun mơn của mình.
Về nguyên tắc, Hiệu trưởng các trường mầm non phải là người hiểu rõ nhất các vấn đề về mục tiêu, nội dung, phương pháp bồi dưỡng cho đội ngũ GVMN; nắm chính xác nhất nhu cầu, nguyện vọng được bồi dưỡng chuyên mơn của đội ngũ GVMN do mình phụ trách và quản lý.
Thực tiễn cũng cho thấy: Tại một số nơi, một số thời điểm, việc phân định giữa chỉ đạo và tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ GVMN chưa được rạch rịi, chính xác, chưa gắn liền trách nhiệm và quyền lợi. Đây chính là nguyên nhân khách quan làm cho công tác bồi dưỡng đội ngũ GVMN chưa đạt hiệu quả như mong đợi.
mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
Về mặt lý luận, kiểm tra, đánh giá là khâu rất quan trọng của một chu trình quản lý. Đối với QLHĐBD cho đội ngũ GVMN thì cơng tác kiểm tra, đánh giá là cực kỳ quan trọng. Việc kiểm tra, đánh giá có chức năng giúp chủ thể quản lý xác định chính xác kết quả, hiệu quả của công tác QLHĐBD; kịp thời phát hiện những vấn đề tồn tại và hạn chế để kịp thời điều chỉnh, can thiệp công tác tổ chức theo đúng định hướng và mục tiêu đặt ra.
Xuất phát từ ý nghĩa và vai trị nêu trên, cơng tác kiểm tra, đánh giá HĐBD cho đội ngũ GVMN được tách bạch tương đối độc lập và theo sát toàn bộ các giai đoạn, quá trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng. Như vậy, kiểm tra, đánh giá được xác định như 1 công cụ hiện hữu và không thể thiếu của các chủ thể quản lý, các nhà tổ chức HĐBD cho đội ngũ GVMN.
Lý luận và thực tiễn kiểm tra, đánh giá HĐBD chuyên môn cho đội ngũ GVMN địi hỏi phải đảm bảo tính thường xun, liên tục, chính xác, khách quan, trung thực và đánh giá có tính chất xây dựng, theo chiều hướng phát triển. Nếu không đảm bảo các yêu cầu này, công tác kiểm tra đánh giá sẽ ít tác dụng, thậm chí phản tác dụng, từ đó chất lượng và hiệu quả tổ chức QLHĐBD cho đội ngũ GVMN gặp phải những khó khăn và bất lợi nhất định.
Như vậy, nội dung QLHĐBD cho đội ngũ GVMN bao gồm 4 nội dung cụ thể, gồm: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá. Nếu xét QLHĐBD cho đội ngũ GVMN như 1 quy trình khép kín thì 4 nội dung nên trên cũng chính là 4 bước kế tiếp nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo tiền đề cho nhau. Các chủ thể QLHĐBD phải nhận thức đúng 4 chức năng, 4 nội dung và 4 bước nêu trên; vận dụng 1 cách khéo léo, khoa học để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng cho đội ngũ GVMN.