1.6.1.1. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý (báo cáo viên)
Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý có ảnh hưởng với tính chất quyết định đến việc triển khai thực hiện nội dung, chương trình, nhiệm vụ chăm sóc, ni dương và giáo dục của trường mầm non. Đồng thời, năng lực của đội ngũ này cũng có những ảnh hưởng nhất định đến HĐBD đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp GVMN.
Thực tế cho thấy: Đội ngũ cán bộ quản lý vừa là nhân tố chỉ đạo vừa là lực lượng trực tiếp triển khai thực hiện hoạt động QLHĐBD cho đội ngũ GVMN. Họ tham gia vào tất cả các chức năng quản lý cơ bản (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá) cũng như các bước của một chu trình, tiến trình quản lý khép kín. Hơn ai hết, họ là người nắm bắt được thực tiễn của trường mầm non, xác định chính xác điểm mạnh, yếu, khả năng của đội ngũ GVMN. Đặc biệt, họ hiểu được nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ GVMN (bồi dưỡng cái gì, bồi dưỡng như thế nào) cũng như tâm tư, nguyện vọng của họ. Chính vì những lý do trên có thể khẳng định: Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý ảnh hưởng to lớn đến kết quả, chất lượng và hiệu quả của hoạt động QLHĐBD đội ngũ GVMN. Nếu đội ngũ này hội tụ đủ các yếu tố cần thiết về năng lực và trình độ thì HĐBD cho đội ngũ GVMN được triển khai có kế hoạch, khoa học và hiệu quả. Ngược lại, đội ngũ này với trình độ và năng lực hạn chế thì HĐBD đội ngũ GVMN sẽ gặp phải nhiều cản trở, khó khăn và khơng thể đạt được hiệu quả như mong muốn của chủ thể quản lý.
Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý liên quan trực tiếp đến những vấn đề sau đây của hoạt động QLHĐBDcho đội ngũ GVMN:
- Đánh giá, phân tích, xác định nhu cầu, nguyện vọng bồi dưỡng đội ngũ GVMN. Đây là một căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng,
kế hoạch QLHĐBD cho đội ngũ GVMN.
- Xây dựng kế hoạch QLHĐBD cho đội ngũ GVMN. Họ là người trực tiếp tham mưu, xây dựng, thuyết trình và bảo vệ trước chính quyền cấp huyện cho tới khi được phê duyệt.
- Đội ngũ cán bộ quản lý chính là nhân tố trực tiếp tổ chức, huy động các nguồn lực tham gia vào HĐBD cho đội ngũ GVMN (nhân lực, vật lực và tiền lực). Họ là bộ phận điều phối toàn bộ HĐBD.
- Đội ngũ cán bộ quản lý giúp chính quyền địa phương thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá QLHĐBD, từ đó có sự điều chỉnh, chỉ đạo sát sao, kịp thời và hiệu quả; đạt mục tiêu bồi dưỡng đặt ra ban đầu.
- Họ chính là đầu mối tiếp nhận, động viên, khích lệ đội ngũ GVMN quyết tâm vượt qua khó khăn; trực tiếp hỗ trợ họ triển khai hoạt động tự bồi dưỡng; biến quá trình bồi dưỡng của chủ thể quản lý thành tự bồi dưỡng ở GVMN.
Như vậy, với tầm quan trọng, vị trí, chức năng của đội ngũ cán bộ quản lý, các chủ thể quản lý cần xác định: Song song với việc phát triển đội ngũ GVMN thì cũng phải tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ QLHĐBD và nâng cao năng lực trình độ và đạo đức nghề nghiệp.
1.6.1.2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm của đội ngũ giáo viên mầm non
Đây là một trong những nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến QLHĐBD cho đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp. Để triển khai được HĐBD cũng như QLHĐBD, các chủ thể quản lý phải đánh giá chính xác thực trạng hiện có về cả 3 lĩnh vực của đội ngũ GVMN, đó là: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm. Đồng thời, họ phải đối chiếu, so sánh thực trạng đó với chuẩn nghề nghiệp theo yêu cầu. Từ đó mới có thể xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng cũng như triển khai QLHĐBD một cách có hiệu quả.
Lý luận và thực tiễn QLHĐBDcho thấy: Nếu đội ngũ GVMN có tinh thần trách nhiệm cao, lịng u nghề, có những kiến thức và kỹ năng sư phạm đủ để hồn thành nhiệm vụ chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ thì HĐBD
và QLHĐBD cho đội ngũ GVMN được thuận lợi, đem lại chất lượng và hiệu quả cao. Ngược lại, nếu đội ngũ GVMN với ý thức kém, chống đối, hình thức và chiếu lệ khi tham gia bồi dưỡng thì hoạt động bồi dưỡng và QLHĐBD gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng cũng như QLHĐBD đó là khả năng tự bồi dưỡng của đội ngũ GVMN. Xét cho cùng thì HĐBD hay QLHĐBD phải có nhiệm vụ khơi dậy, phát triển và hỗ trợ hoạt động tự bồi dưỡng của đội ngũ GVMN. Nếu không thực hiện được nhiệm vụ này có thể xem HĐBD và QLHĐBD thất bại hoặc ít hiệu quả.
1.6.1.3. Các điều kiện hỗ trợ hoạt động quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
Để triển khai hoạt động bồi dưỡng và QLHĐBD đội ngũ GVMN, chủ thể quản lý phải huy động, chuẩn bị, điều phối hàng loạt các điều kiện hỗ trợ khác nhau. Đó là: Thời gian, địa điểm, cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh phí và các điều kiện khác. HĐBD và QLHĐBD cho đội ngũ GVMN đạt chất lượng và hiệu quả như mục tiêu đặt ra khi và chỉ khi các điều kiện hỗ trợ được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo và được điều phối, huy động một cách khoa học và nhịp nhàng.
1.6.1.4. Tâm lý ngại khó, ngại khổ và sức ỳ của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên mầm non
Có thể nói yếu tố này gây cản trở rất lớn đến việc triển khai, thực hiện HĐBD và QLHĐBD đội ngũ GVMN. HĐBD và QLHĐBD chỉ đạt hiệu quả khi sức ỳ được giải phóng, đội ngũ cán bộ quản lý và GVMN quyết tâm vượt qua khó khăn, gian khổ để tham gia bồi dưỡng và hướng đến tự bồi dưỡng.
Thực tế cho thấy: Có một bộ phận cán bộ quản lý và GVMN cao tuổi, ngại thay đổi, ngại làm quen với những cái mới, khơng đủ sức mạnh ý chí để vượt qua khó khăn, trở ngại của HĐBD và QLHĐBD.
Vấn đề đặt ra cho chủ thể quản lý chính là việc triển khai phải các thủ pháp, tâm lý, kỹ năng quản lý có tính chất động viên, khích lệ, làm cơng tác tư tưởng để bộ phận cán bộ quản lý, GVMN này nhận thức đúng đắn được
tầm quan trọng của bồi dưỡng và tự bồi dưỡng; phải “truyền lửa” cho họ có đủ sức mạnh ý chí và niềm tin tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Đồng thời với các kỹ năng quản lý và thủ pháp tâm lý nêu trên, chủ thể quản lý cũng phải chăm lo đến đời sống vật chất và tình thần của họ; biết lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của họ điểm cảm thông, chia sẻ, giúp họ cùng vượt qua những khó khăn trong q trình tham gia HĐBD và tự bồi dưỡng.