1.6.2.1. Mặt trái của nền kinh tế thị trường
Lý luận và thực tiễn QLHĐBDcũng như báo chí, cơng luận đã đề cập rất nhiều đến tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường đến các mặt kinh tế - chính trị - xã hội nói chung, đến GD&ĐT, gây khó khăn nhất định cho HĐBD và QLHĐBD cho đội ngũ GVMN.
Mặt trái của nền kinh tế thị trường ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến một bộ phận như cán bộ quản lý, đội ngũ GVMN, tạo nên những méo mó trong nhận thức, hành vi và lối sống của họ. Chính điều này đã trực tiếp gây nên những khó khăn rất lớn cho HĐBD và QLHĐBD.
Thực tế, các chủ thể quản lý, cán bộ quản lý hồn tồn có thể nhận thức được những tác động nêu trên. Tuy nhiên, việc khắc phục những mặt trái của nền kinh tế thị trường đến đạo đức, lối sống, thái độ, trách nhiệm của đội ngũ GVMN là một vấn đề không đơn giản mà thực chất đây là một vấn đề quá lớn, rất phức tạp mà việc giải quyết khơng chỉ đơn thuần ngành GD&ĐT có thể độc lập giải quyết thấu đáo và trọn vẹn.
1.6.2.2. Sự phát triển với gia tốc lớn về tâm, sinh lý của trẻ em
Có thể nói: So với bậc cha anh, trẻ em ngày nay với nhiều điều kiện thuận lợi về dinh dưỡng, chăm sóc và giáo dục; có sự phát triển về tâm sinh lý với gia tốc rất lớn. Điều này thể hiện rất rõ trong sự tăng trưởng về thể lực, sức khỏe, nhận thức xã hội, sự trưởng thành các chức năng tâm lý. Chính vì điều này mà các bậc cha mẹ hiện nay cho rằng con mình thơng minh hơn, khơn hơn so với cha anh và ngỡ ngàng, ngạc nhiên trước những hành vi, ứng
xử và lời nói của trẻ.
Yếu tố này vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi nhưng cũng gây ra một số khó khăn nhất định cho hoạt động bồi dưỡng, QLHĐBD đối với đội ngũ GVMN. Một mặt, yếu tố khách quan này sẽ giúp GVMN dễ dàng và thuận lợi hoàn thành nội dung, chương trình, nhiệm vụ chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ. Mặt khác, nó địi hỏi GVMN phải liên tục cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới mới có thể đáp ứng được sự phát triển lớn mạnh của trẻ. Đồng thời mới có thể thỏa mãn yêu cầu ngày càng nâng cao của xã hội, sự nâng cao của chuẩn nghề nghiệp và vượt qua những áp lực từ phía phụ huynh cũng như dư luận xã hội.
Để phát huy mặt thuận lợi, tích cực và khắc phục những tác động khó khăn của nhân tố này, một số học giả cho rằng: Cần bổ sung, tích hợp thêm một số chuyên ngành khoa học (sinh lý học trẻ em, tâm lý học khác biệt) vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GVMN và vào chương trình đào tạo của sinh viên ngành học mầm non khi họ còn đang học tập tại trường đại học.
1.6.2.3. Đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ giáo viên mầm non cịn nhiều khó khăn so với các bậc học khác
So với các bậc học khác, lao động sư phạm của GVMN xem như vất vả hơn, thời gian trên lớp với trẻ nhiều hơn trong khi thu nhập (theo mặt bằng chung) thấp hơn, đời sống tinh thần bị gị bó, ít được cải thiện và ít nhiều khơng được xã hội ghi nhận, tôn vinh như các bậc học khác. Tất cả những điều này ảnh hưởng rất tiêu cực đến nhận thức, tâm tư, tình cảm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ GVMN và gây nhiều khó khăn trở ngại cho HĐBD cũng như tự bồi dưỡng.
Việc tháo gỡ khó khăn nêu trên là trách nhiệm chung của tất cả các bộ ngành, khơng riêng gì ngành GD&ĐT. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề rất lớn, phức tạp, vướng mắc, đụng chạm rất nhiều đến việc hoạch định chính sách vĩ mơ của Nhà nước và không thể giải quyết một sớm một chiều. Trong phạm vi
và khả năng của mình, chủ thể quản lý chỉ có thể cải thiện, quan tâm một phần từng bước để nâng cao, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ GVMN; thường xuyên động viên, khuyến khích họ vượt qua khó khăn để bám nghề, theo nghề và thực hiện tốt trách nhiệm, bổn phận của người GVMN.
Thực tế, các yếu tố chủ quan và khách quan nêu trên hàng ngày, hàng giờ tác động đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm và thái độ của GVMN theo cả 2 chiều hướng: Tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, để so sánh và đối chiếu thì dễ dàng nhận thấy sự tác động có tính tiêu cực nhiều hơn và chiếm đa số. Sự tác động của các yếu tố nên trên thường đan xen vào nhau, thâm nhập vào nhau do đó đơi khi rất khó phân biệt và tách bạch một cách rõ ràng, tường minh để có thể khu biệt và xử lý.
Tiểu kết chƣơng 1
Vấn đề GVMN, bồi dưỡng GVMN và QLHĐBD đội ngũ GVMN là những đối tượng nghiên cứu thu hút sự chú ý, đầu tư nghiên cứu của nhiều học giả, nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngồi nước. Tổng kết, phân tích kết quả nghiên cứu của các cơng trình cho ta thấy chủ thể quản lý cần nghiên cứ, vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn để có thể làm tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Qua cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở chương này cho ta thấy:
Quản lý bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp là sự tác động có chủ đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý với các chức năng Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá để nhằm mục tiêu nâng cao năng lực, phẩm chất chính trị, nâng cao năng lực chuyên môn, các kỹ năng sư phạm.....
Tuy nhiên, chưa có cơng trình khoa học nào phân tích, điều tra và khảo sát thực trạng đội ngũ GVMN, HĐBD cho đội ngũ GVMN, chất lượng và hiệu quả hoạt động QLHĐBD cho đội ngũ GVMN trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Đồng thời, chưa có tác giả nào đề xuất riêng các biện pháp, giải pháp cho chính quyền và các cơ quan quản lý giáo dục của Phú Thọ để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý cho đội ngũ GVMN nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp GVMN. Đây chính là cái đích để giáo viên lấy đó làm
cơ sở tham gia tự học tự bồi dưỡng một cách có hiệu qủa nhất.
Từ những cơ sở lý luận được trình bày tại chương I làm tiền đề làm cơ sở khảo sát thực tranh tại chương II và đề xuất các biệt pháp ở chương III về Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON THỊ XÃ PHÚ THỌ THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP