3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên
3.3.6. Xã hội hóa các nguồn lực, điều kiện đáp ứng cho hoạt động
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non
3.3.6.1. Mục tiêu
- Chuẩn bị và huy động đầy đủ, tốt các nguồn lực, điều kiện cần thiết để đáp ứng một cách tốt nhất cho hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GVMN, bao gồm: Nhân lực, vật lực, tiền lực, thời gian và địa điểm.
- Bổ sung thêm các nguồn lực từ cơng tác xã hội hóa phục vụ cho HĐBD đội ngũ GVMN nhằm đáp ứng tốt hơn cho hoạt động; qua đó góp phần nâng cao hiệu quả HĐBD, công tác quản lý HĐBD đội ngũ GVMN.
Biện pháp này có ý nghĩa rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp và hỗ trợ cho biện pháp khác triển khai thực hiện; tạo điều kiện thuận lợi cho HĐBD cũng như công tác QLHĐBD đội ngũ GVMN. Bên cạnh đó, biện pháp này cịn giúp giảm bớt gánh nặng về nhân lực và tài chính cho ngân sách Nhà nước; thu hút được sự tham gia của nhiều đơn vị, tổ chức và cá nhân tham gia vào HĐBD đội ngũ GVMN một cách tích cực và trách nhiệm.
3.3.6.2. Nội dung biện pháp
Việc bổ sung và xã hội hóa các nguồn lực, được bao gồm các nội dung sau: - Chuẩn bị, bổ sung nguồn lực con người (nhân lực): Thể hiện ở sự tăng lên số lượng người tham gia vào tất cả các khâu của HĐBD (chuẩn bị; tổ chức; kiểm tra, đánh giá). Nội dung này đòi hỏi cán bộ quản lý phải vận động được nguồn báo cáo viên phong phú, có chất lượng, có kinh nghiệm lý luận
và thực tiễn; chuẩn bị được đội ngũ GVMN cốt cán đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng.
- Bổ sung thêm nguồn lực về tài chính: Đây là nội dung rất khó, phức tạp; thể hiện ở mức độ, đóng góp tài chính cho HĐBD đội ngũ GVMN từ các đơn vị, tổ chức và chính đội ngũ GVMN. Nội dung này đòi hỏi cán bộ quản lý phải vận động được các đơn vị, tổ chức có liên quan tài trợ, hỗ trợ tài chính, kinh phí cho HĐBD. Trong thực tế, có thể vận động các tổ chức phi chính phủ, các tập đồn kinh tế, các doanh nghiệp và các cá nhân quan tâm đến ngành GD&ĐT. Đồng thời, cán bộ quản lý phải làm công tác tư tưởng, thuyết phục đội ngũ GVMN đầu tư kinh phí tham gia bồi dưỡng cũng chính là sự đầu tư cho tương lai, cho nghề nghiệp của họ.
- Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, phịng thí nghiệm và các điều kiện khác. Đây là những điều kiện không thể thiếu cho HĐBD. Sự chuẩn bị tốt các điều kiện này là cơ sở cho sự thành công của HĐBD.
3.3.6.3. Cách thức thực hiện
Có thể triển khai biện pháp này với các hình thức và quy trình sau đây: - Khảo sát, đánh giá thực trạng hiện có của các nguồn lực một cách chính xác, khách quan, trả lời các câu hỏi: Đã có cái gì? Thiếu cái gì? Mức độ đáp ứng cho HĐBD như thế nào?
- Những điểm mới, vấn đề mới trong công tác bồi dưỡng đội ngũ GVMN trong năm học tới. Từ đó xác lập danh sách các nguồn lực cần bổ sung.
- Thành lập bộ phận làm nhiệm vụ vận động tài trợ, xã hội hóa, thu hút các nguồn lực từ phía bên ngồi, các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến HĐBD; tập trung vào các tập đoàn kinh tế, các cá nhân, các tổ chức, các quỹ.
- Sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và công khai các nguồn lực thu hút được từ phía bên ngồi; cam kết nghiêm túc một cách minh bạch, tri ân đối với các tổ chức, đơn vị đã hỗ trợ, tài trợ HĐBD.
giá hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực thu hút được từ các đơn vị, tổ chức liên quan.
- Chi phí và sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm, không vụ lợi, không cục bộ địa phương.
- Lựa chọn khoảng thời gian phù hợp để tổ chức HĐBD và sử dụng địa điểm tổ chức HĐBD linh hoạt, tiết kiệm, tránh phơ trương và lệch hình thức.
3.3.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Điều tiên quyết là sự thay đổi về nhận thức của cán bộ quản lý, của đơn vị làm công tác QLHĐBD đội ngũ GVMN với mục đích giảm chi phí từ ngân sách Nhà nước, kêu gọi trách nhiệm từ các phía.
- Bản thân đội ngũ GVMN cũng phải nhận thức về trách nhiệm trong việc đóng góp kinh phí để tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho bản thân. Vì, xét cho cùng thì HĐBD là nhằm đến họ và phục vụ họ.
- Mặc dù được bổ sung thêm các nguồn lực từ bên ngoài những ngân sách Nhà nước vẫn phải giữ vai trò chủ lực, đặc biệt trong giai đoạn đầu, khi mà nguồn lực bên ngồi cịn khó khăn và hạn chế.
- Chú ý: Cần tận dụng, sử dụng tối đa, hiệu quả các nguồn lực hiện có, tránh lãng phí, hình thức, phơ trương không cần thiết, tuyệt đối không sử dụng sai mục đích các nguồn tài trợ, hỗ trợ và minh bạch các nguồn đó theo đúng các quy định của Nhà nước.