3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên
3.3.4. Đổi mới công tác kiểm tra, đánhgiá các hoạt động bồi dưỡng
3.3.4.1. Mục tiêu
Việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá nhằm mục đích đánh giá một cách chính xác, khách quan và tồn diện hơn nữa; trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả HĐBD; trở thành 1 công cụ đắc lực cho công tác chỉ đạo và công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng.
Biện pháp này có ý nghĩa rất quan trọng, giúp các chủ thể quản lý nắm được chính xác tiến bộ, kết quả đã đạt được và dự báo kết quả sẽ đạt được của HĐBD trong tương lai; giúp chủ thể quản lý kịp thời can thiệp, điều chỉnh hoạt động quản lý một cách có hiệu quả. Thực trạng cơng tác kiểm tra, đánh giá hiện tại còn 1 số tồn tại, hạn chế nhất định. Do đó, việc đổi mới cơng tác này là 1 tất yếu khách quan.
3.3.4.2. Nội dung biện pháp
Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá HĐBD tập trung vào những nội dung sau đây:
- Thay đổi quan niệm về công tác kiểm tra, đánh giá. Công tác kiểm tra, đánh giá cần được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Đặc biệt phải nâng tầm của công tác này trong HĐBD.
- Lượng hóa các kết quả kiểm tra, đánh giá HĐBD một cách tường minh, rõ ràng, khách quan thơng qua việc cho điểm từng tiêu chí, nội dung cụ thể. Điều này đồng nghĩa với việc thay đổi cơng tác kiểm tra, đánh giá có tính chất hành chính như hiện nay sang kiểm tra, đánh giá theo mục tiêu và hiệu quả HĐBD.
- Bổ sung kiểm tra đánh giá HĐBD từ phía bên ngồi. Thực trạng hiện nay cho thấy: Công tác kiểm tra, đánh giá có tính chất nội bộ và được sử dụng như một công cụ quản lý của các chủ thể quản lý. Việc bổ sung kiểm tra, đánh
giá từ phía bên ngồi sẽ làm khách quan hóa cơng tác này.
- Đổi mới nhận thức, nâng cao năng lực, tư duy, phương pháp làm việc cho đội ngũ cán bộ quản lý làm nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá. Đây là nội dung chỉ chốt của biện pháp này. Nội dung này có tính chất quyết định tới việc triển khai thực hiện biện pháp.
3.3.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Triển khai biện pháp này có thể theo các cách thức cụ thể sau:
- Xây dựng lại bộ tiêu chí, bộ cơng cụ của cơng tác kiểm tra, đánh giá HĐBD. Các bộ công cụ này phải được xây dựng lại, phù hợp với kế hoạch, nội dung và phương pháp mới đã được phân tích ở phần trên.
- Tập huấn lại đội ngũ cán bộ quản lý làm công tác kiểm tra, đánh giá để có thể sử dụng thuần thục bộ tiêu chí, cơng cụ mới trong thực tiễn và làm cho công tác kiểm tra, đánh giá HĐBD đảm bảo tính thống nhất và chính xác, hiệu quả.
- Bổ sung đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, đánh giá HĐBD từ các ngành khác có liên quan; giao phịng Nội vụ làm chủ trì, đầu mối trong cơng tác kiểm tra, đánh giá. Cách thức này được xem là 1 trong những đột phá của việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá HĐBD, làm khách quan hóa cơng tác kiểm tra, đánh giá; tránh hiện tượng “vừa đá bóng, vừa thổi cịi” trong công tác kiểm tra, đánh giá HĐBD đội ngũ GVMN hiện nay.
3.3.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Áp dụng biện pháp này trong thực tiễn cần có các điều kiện sau đây: - Nhận thức đúng, chính xác, đổi mới của chính quyền địa phương thơng qua việc ủng hộ về chủ trương, chỉ đạo, tổ chức theo hướng đổi mới và cải tiến.
- Trách nhiệm, thái độ, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý làm công tác kiểm tra, đánh giá HĐBD là điều kiện căn bản cho việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá. Họ sẵn sàng đón nhận đổi mới, tích cực tham gia với tinh thần trách nhiệm cao nhất, khơng ngại khó, ngại khổ.
- Sự ủng hộ của đội ngũ GVMN là 1 trong các nhân tố giúp công tác kiểm tra, đánh giá theo hướng đổi mới được thành công. Họ nhận thức đúng,
tiếp nhận cách làm mới và tích cực phối hợp, tác nghiệp sẽ làm cho công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục mang nhiều màu sắc mới, đó là: Tăng tính khách quan và được lượng hóa, chi tiết tránh tình trạng định tính, “bới lơng tìm vết” như thực trạng hiện nay.