1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN
1.2.4.1. Bồi dưỡng giáo vi n
Theo từ điển Việt Nam năm 1994: Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực, phẩm chất “Bồi dưỡng cán bộ, bồi dưỡng đạo đức, bồi dưỡng giáo viên...” “Bồi dưỡng là làm cho tốt hơn, giỏi hơn” [18]
Bồi dưỡng thực chất là quá trình bổ sung tri thức, kỹ năng, nhằm nâng cao trình độ trong lĩnh vực hoạt động chun mơn nào đó mà người ta đã có một trình độ chun mơn nhất định. Bồi dưỡng được coi là q trình cập nhật hố kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc văn hóa hoặc bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố những kỹ năng về chuyên môn hay nghiệp vụ sư phạm theo các chuyên đề. Đối với GV hoạt động bồi dưỡng nhằm tạo điều kiện cho người GV và cán bộ QLGD có cơ hội củng cố và mở rộng một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng chun mơn và nghiệp vụ sư phạm hoặc QLGD sẵn có để lao động nghề nghiệp một cách có hiệu quả hơn. Mặt khác, c ng qua bồi dưỡng người học biết chọn lọc, tiếp thu phát huy các mặt mạnh, khắc phục bổ sung những mặt còn hạn chế, bồi dưỡng kịp thời, động viên họ làm việc tự giác với tinh thần trách nhiệm đạt hiệu suất cao.
Bồi dưỡng GV là một việc làm không thể thiếu, yêu cầu thường xuyên, liên tục đối với nghề dạy học. Nó có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng giảng dạy của nhà trường và với bản thân GV. Đặc biệt, đối với môi trường GDMN người GV không được bồi dưỡng kịp thời thì sẽ khơng thể bắt kịp được tốc độ phát triển của xã hội, sự địi hỏi trong cơng việc c ng như khi CSGD trẻ hằng ngày sao cho phù hợp. Phải bồi dưỡng GVMN theo CNN ở từng địa phương thì mới đáp ứng kịp với những đòi hỏi ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới về kinh tế, xã hội, thực hiện CNH - HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để hoạt động bồi dưỡng GV có hiệu quả, cần đánh giá đúng tình hình thực trạng đội ng GV, bản thân người GV xác định yêu cầu bồi dưỡng của bản thân về nội dung, mức độ cần đạt. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của các cấp về nội dung, thời gian, đối tượng.
Trong luận văn của tác giả Lê Văn Trắng đã thấy được sự khẳng định của tác giả Đỗ Tiến Đạt như “Bồi dưỡng giáo viên là đào tạo lại, đổi mới, cập nhật kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng việc đang làm. Đó là một dạng đào tạo đặc biệt, là giai đoạn tất yếu tiếp theo của quá trình đào tạo liên tục, tiếp nối, thường xuyên trong cuộc đời nghề nghiệp của người giáo viên” [22].
Chính vì vậy, bồi dưỡng GV có thể định nghĩa là việc cập nhật, nâng cao, hồn thiện trình độ chính trị, chuyên môn, năng lực và nghiệp vụ cho GV đang dạy học.
1.2.4.2. Q ản lý hoạt động ồi dưỡng GV
Quản lý bồi dưỡng GV là quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc cập nhật kiến thức, củng cố, mở mang và trang bị một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cho GV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ CSND-GD trẻ. Quản lý đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý trong quá trình tổ chức bồi dưỡng GV, từ chức năng lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển đến khâu kiểm tra đánh giá để hoạt động bồi dưỡng GV đạt được mục tiêu và hiệu quả.