Bản chất của xúc tiến

Một phần của tài liệu Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn: Phần 2 (Trang 55 - 56)

5. Xúc tiến bán hàng trong hoạt động kinh doanh thương mạ

5.1. Bản chất của xúc tiến

Xúc tiến (promotion) là các hoạt động truyền tin về sản phẩm và bản thân doanh

nghiệp tới khách hàng nhằm thuyết phục họ tin tưởng và mua sản phẩm. Do vậy, người

ta còn gọi đây là các hoạt động truyền thông Marketing (Marketing communication). Xúc tiến có các mục đích cơ bản là thơng báo, thuyết phục và nhắc nhở đối tượng nhận tin. Qua các nội dung thông điệp, doanh nghiệp thông báo cho khách hàng về sự có mặt của sản phẩm trên thị trường, thuyết phục họ về các ưu việt của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh, và nhắc nhở họ nhớ đến sản phẩm khi có nhu cầu.

Xúc tiến là một thành tố quan trọng hỗ trợ đắc lực cho các chiến lược Marketing

mix khác. Các chiến lược và chiến thuật Marketing khác được xây dựng hoàn hảo sẽ

giúp cho việc giảm bớt hoạt động xúc tiến. Tuy nhiên, có rất ít các dịch vụ, chủ yếu là các dịch vụ được cung cấp trong mơi trường cạnh tranh lại có thể bỏ qua được vai trò

của xúc tiến, yểm trợ. Hơn nũa, ngày nay chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng ngắn,

cho nên quan điểm “hữu xạ tự nhiên hương” khơng cịn phù hợp nữa.

Thông qua chiến lược xúc tiến, doanh nghiệp thông tin cho khách hàng tiềm năng biết được những lợi thế của sản phẩm. Do vậy, chiến lược xúc tiến giúp doanh nghiệp tăng doanh số của các sản phẩm hiện tại, tạo ra sự nhận biết và ưa thích của khách hàng đối với sản phẩm mới, và xây dựng một hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải kết hợp chiến lược xúc tiến với các thành tố khác của Marketing

hỗn hợp để tạo ra hiệu quả tổng hợp. Xúc tiến cũng giúp cho doanh nghiệp quảng bá

thương hiệu.

Xúc tiến là một thành tố trong Marketing mix nhằm tác động vào thị trường mục tiêu. Nhưng bản thân chiến lược xúc tiến lại là một hỗn hợp gồm các thành tố sau đây:

- Quảng cáo (Advertisement): Đây là các hoạt động giới thiệu gián tiếp và đề cao

sản phẩm nhằm thuyết phục khách hàng mua. Quảng cáo được thực hiện theo yêu

cầu của doanh nghiệp và họ phải trả các khoản phí tổn quảng cáo cho các tổ chức thực hiện các khâu khác nhau trong quá trình thực hiện quảng cáo như tư vấn, thiết kế, tổ chức thực hiện các chương trình quảng cáo...doanh nghiệp có thể quảng cáo thông qua các phương tiện như : phát thanh, truyền hình, báo chí, quảng cáo ngồi trời…

- Quan hệ với công chúng (Public Relation) là các hoạt động truyền thông gián tiếp

của doanh nghiệp nhằm gây thiện cảm của công chúng với doanh nghiệp và sản

phẩm của nó. Quan hệ với cơng chúng được thực hiện dưới nhiều hình thức như

bản tin, báo cáo hàng năm của công ty, các hoạt động tài trợ, từ thiện, vận động hành lang, tổ chức sự kiện… • Tuyên truyền (Publicity): Đây là các hoạt động

134

---------------------------------------------------------------------

truyền thông nhằm tăng uy tín, tăng thiện cảm của công chúng đối với doanh nghiệp, kích thích gián tiếp nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cuả họ. Doanh nghiệp không phải trả tiền cho các phương tiện truyền thơng như quảng cáo. Tun truyền có thể được coi là một dạng đặc biệt của “Quan hệ với công chúng”.

- Khuyến mại (Sale promotion) là các biện pháp ngắn hạn, hỗ trợ cho quảng cáo và

bán hàng nhằm khuyến khích, kích thích khách hàng cuối cùng mua sản phẩm

của doanh nghiệp, đơng thời khuyến mại cũng kích thích các nhân viên hàng và

thành viên khác trong kênh phân phối của doanh nghiệp tích cực bán hàng

(khuyến mại nhằm vào các trung gian phân phối được gọi là “Trade promotion”). - Bán hàng trực tiếp (Personal selling): là quá trình tiếp xúc trực tiếp giữa khách

hàng và nhân viên bán hàng nhằm tư vấn, giới thiệu, thuyết phục khách hàng lựa

chọn và mua sản phẩm. Bán hàng trực tiếp phải tuân theo một quy trình nhất

định. Tuy nhiên, nó thiên về một nghệ thuật hơn là một khoa học, vì nó địi hỏi người bán hàng phải sáng tạo, linh hoạt ứng xử với vơ vàn tình huống bán khác nhau, đối tượng khách hàng khác nhau. Trong mỗi thành tố nêu trên của xúc tiến, người ta lại sử dụng nhiều công cụ khác nhau để truyền thông, tác động đến các đối tượng khách hàng khác nhau. Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết vấn đề này ở các phần sau của chương này.

Để đảm bảo hiệu quả của truyền thông, các công ty thường thuê các công ty quảng cáo soạn thảo các thông điệp truyền thông, thuê các chuyên gia khuyến mại xây dựng các chương trình khuyến mại, thuê các chuyên gia về quan hệ công chúng xây dựng hình ảnh tốt đẹp về cơng ty trong con mắt cơng chúng. Cơng ty cịn cần phải huấn luyện đội ngũ bán hàng về kỹ năng giao tiếp, bán hàng và chăm sóc khách hàng. Ngồi ra, để đảm

bảo tính khách quan, các cơng ty cịn th các cơng ty chun đánh giá cơng tác chăm

sóc khách hàng tại các điểm bán hàng của đội ngũ nhân viên bán hàng của mình dưới

hình thức khách hàng bí mật. Từ đó, cơng ty biết được thực trạng tình trạng chăm sóc

khách hàng ở các cửa hàng của công ty. Đây là căn cứ quan trọng để cơng ty ra các

quyết định về chăm sóc khách hàng.

Một phần của tài liệu Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn: Phần 2 (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)