1.5. Xây dựng văn hóa nhà trường trong bối cảnh hiện nay
1.5.2. Bối cảnh trong nước
Tồn cầu hóa là q trình các quốc gia, các nhóm người, các cá nhân trên tồn cầu thơng qua hệ thống thơng tin điện tử, các phương tiện giao thông hiện đại... tương tác với nhau trong các hoạt động của đời sống xã hội và cá nhân, từ đó tạo ra những sự liên kết, giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia, các nhóm người, các cá nhân thuộc các nền văn hóa, nền kinh tế, xã hội khác nhau. Dưới góc độ quản lý có thể hiểu, tồn cầu hóa là q trình hình thành hệ thống các quan hệ liên kết giữa các tổ chức trong nhiều lĩnh vực và trên phạm vi toàn cầu.
Hội nhập về mặt bản chất là sự thay đổi để hòa vào những xu thế phát triển chung, quy luật chung. Sự thay đổi ở đây có tính bắt buộc để một quốc gia, một nền kinh tế, một tổ chức được thừa nhận là một bộ phận của một tổng thể lớn hơn. Hội nhập thường được đề cập nhiều trong lĩnh vực kinh tế. Trong đó, hội nhập kinh tế là sự gắn kết nền kinh tế nước ta với nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới theo luật chơi chung.
Sự thay đổi của bối cảnh xã hội đã tác động trực tiếp đến giáo dục. Giáo dục để chuẩn bị cho con người sống trong thế kỉ XXI diễn ra trên quy mơ tồn cầu. Điều này tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục từ quan niệm, triết lý, giá trị giáo dục đến phát triển hệ thống, xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục. Giáo dục cần phải góp phần quan trọng vào hình thành hệ thống giá trị và thang giá trị thích hợp, bồi dưỡng phẩm chất nhân cách mới, năng lực mới cho con người. Nền giáo dục của mỗi quốc gia có trách nhiệm chuẩn bị để cho các công dân quốc gia mình sống với các cơng dân khác trên tồn cầu.
Mặt khác, khi Việt Nam ra nhập WTO, nền giáo dục chia thành ba loại hình rõ rệt:
- Giáo dục cơng ích xã hội. - Giáo dục phi lợi nhuận. - Giáo dục có lợi
Theo đó, nhà trường ở ba loại hình dịch vụ giáo dục này cũng sẽ có những điểm khác biệt về văn hóa địi hỏi người hiệu trưởng phải có cách tiếp cận, quản lý hiệu quả nhằm phát huy những thế mạnh của trường mình.