Chia sẻ quyền lực tạo cơ hội cho giáo viên tham gia vào việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông của huyện điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 82 - 87)

3.2. Đề xuất các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường tạo động lực làm

3.2.1. Chia sẻ quyền lực tạo cơ hội cho giáo viên tham gia vào việc

mục tiêu và ra quyết định quản lý

Từ việc nghiên cứu, khảo sát số liệu ở bảng 2.6 và 2.7 về thực trạng yếu tố tạo nên động lực làm việc cho giáo viên như Cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, được tin tưởng, giao phó trọng trách và được cống hiến, được sáng tạo của đội ngũ cán bộ giáo viên các trường THPT trên địa bàn chúng tôi thấy hầu hết đội ngũ cán bộ giáo viên đều mong muốn một sự chia sẻ, tin tưởng từ đội ngũ cán bộ quản lý đối với họ (số liệu đã thể hiện). Từ yếu tố đó, với mong muốn tạo động lực làm việc cho giáo viên các trường THPT trong thời gian tới thì biện pháp này sẽ góp phần giải quyết những tồn tại đó.

Chia sẻ quyền lực là việc nhà lãnh đạo nhà trường sử dụng quyền lực của mình để giao quyền và nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn triển khai các công việc đã đề ra trong kế hoạch cho các thành viên. Sự chia sẻ có tác động trực tiếp đến hành vi, thái độ của mọi thành viên trong nhà trường, việc chia sẻ chỉ đạt hiệu quả khi người lãnh đạo biết phát huy nguyên tắc “biết lắng nghe” và biết tôn trọng con người với những sự khác biệt của mỗi cá nhân.

Mục đích của biện pháp

Các nội dung, biện pháp hoạt động đưa ra nhằm bảo đảm thực hiện đúng kế hoạch, khơng bị bỏ sót nội dung, khơng chồng chéo. Mọi hoạt động trong nhà trường nói chung, hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường nói riêng diễn ra một cách nhịp nhàng.

Thực hiện biện pháp nhằm giúp mọi thành viên trong nhà trường được định hướng, thấy rõ nhiệm vụ, vai trò trách nhiệm của bản thân, hướng mình vào những chuẩn mực tốt hơn, hồn thành các công việc đúng hướng, đúng yêu cầu, đúng kế hoạch đề ra.

Biện pháp có vai trị tư vấn, điều phối, xây dựng mối quan hệ, thúc đẩy sự phối kết hợp giữa các thành viên, giữa các đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn, hiệu quả hơn.

Thực hiện tốt biện pháp là động lực thúc đẩy mọi hoạt động, kích thích sự sáng tạo, đổi mới của mỗi thành viên, mỗi tổ chức đoàn thể. Ngoài ra biện pháp cịn khuyến khích được tinh thần vì tập thể, phát huy năng lực của mỗi cá nhân, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tập thể.

Chia sẻ là cách thể hiện vai trò, thể hiện năng lực quản lý và cũng là một yêu cầu người lãnh đạo phải tự hoàn thiện bản thân, xứng đáng là tấm gương tiêu biểu để mọi người tự kiểm tra sự trong sáng trong hành vi của mình.

Nội dung và biện pháp thực hiện

Một là: Đưa giáo viên tham gia vào thành phần ban chỉ đạo phong trào thi

đua “Xây dựng văn hóa nhà trường” trong điều kiện có thể và hàng năm kiện toàn lại Ban chấp hành Cơng đồn, Đồn TN, trưởng phó các đồn thể Hội chữ thập đỏ, Tổ trưởng chuyên môn, Ban thanh tra nhân dân. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, chức trách và quyền hạn được quy định trong điều lệ trường và các quy định của nhà trường. Hiệu trưởng tổ chức quán triệt và phân công nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo, điều khiển hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường đến từng thành viên có liên quan, thực hiện phân cấp, phân quyền chặt chẽ, tạo thế chủ động và phát huy tính sáng tạo trong tổ chức, quản lý hoạt động.

Hai là: Lấy ý kiến giáo viên để đưa ra định hướng, thống nhất kế hoạch

thực hiện phong trào thi đua trong từng tháng, kì, năm và dài hạn phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường. Kế hoạch phải thể hiện rõ chức trách, nhiệm vụ của từng thành viên trong Ban chỉ đạo, nhiệm vụ của từng đoàn thể, cá nhân, tránh chồng chéo nhau hoặc đùn đẩy nhau, tạo điều kiện để mỗi thành viên, đoàn thể nêu cao tinh thần tự giác của bản thân mỗi cá nhân, đoàn thể.

Ba là: Tổ chức cuộc họp để Ban chỉ đạo, các tổ chức đồn thể, những thành viên tích cực thảo luận, phân tích, đánh giá thực trạng của nhà trường so với các tiêu chí cần đạt của đạo phong trào thi đua “Xây dựng văn hóa nhà trường” một cách khách quan để thấy được những điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục và những thiếu sót cần bổ sung. Xây dựng các tiêu chí, các quy định cụ thể như: việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; việc thực hiện nội quy, quy chế chuyên môn; thực hiện các quy định Đảng viên không được làm đối với Đảng viên, quy định các quyền, nhiệm vụ và hành vi giáo viên không được làm đối với toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên; quy định các quyền, nhiệm vụ và hành vi không được làm đối với học sinh; việc tham gia bảo vệ CSVC, bảo vệ môi trường; cách ăn mặc, ứng xử với đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè hàng xóm láng giềng nơi cư trú; nêu cao tinh thần tích cực học tập nâng cao phẩm chất chính trị, chuyên mơn nghiệp vụ...để tồn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường cùng hướng đến và thực hiện.

Bốn là: Tổ chức lễ phát động sâu rộng đến mọi thành viên trong nhà

trường, thơng qua các tiêu chí và triển khai kế hoạch thực hiện cuộc vận động trước toàn trường để cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thấy được sự nghiêm túc trong việc thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên và tinh thần hưởng ứng cuộc vận động, phong trào thi đua xây dựng văn hóa nhà trường. Từ đó thúc đẩy các phong trào thi đua của Chính quyền, Cơng đồn, Đồn TN trong nhà trường, từ việc đăng ký phấn đấu các danh hiệu thi đua của cá nhân, tập thể đến việc thực hiện các phong trào thi đua. Tích cực đấu tranh phịng,

chống các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường; Tham gia các phong trào từ thiện trong năm; Tích cực trong các cuộc vận động và phong trào khác do ngành và các cấp phát động.

Năm là: Xây dựng và duy trì nề nếp hoạt động dạy - học và các họat

động khác trong nhà trường. Bố trí lịch, tổ chức sinh họat, hội họp sao cho hợp lý, tiết kiệm thời gian mà có hiệu quả cao. Tạo điều kiện cho các thành viên được tham gia trao đổi, góp ý cùng đưa ra quyết định cho vấn đề trong cuộc họp, sinh hoạt. Trong khi thực hiện các nhiệm vụ được giao không thể tránh khỏi có những tập thể, cá nhân làm chưa đúng, chưa tốt, thậm chí vi phạm những quy định chung khi đó việc nhắc nhở hoặc có những biện pháp xử lý là điều đương nhiên tuy nhiên lãnh đạo nhà trường cần nêu cao quan điểm tôn trọng những sự khác biệt của mỗi người.

Sáu là: Ban chỉ đạo chủ động theo dõi, kiểm tra và khuyến khích giáo

viên tự kiểm tra việc thực hiện kế hoạch từng thành viên, đoàn thể thực hiện phong trào xây dựng văn hóa nhà trường đã đề ra, duy trì nghiêm kỷ cương, nề nếp dạy - học trong nhà trường. Thực hiện phân quyền, phân cấp nhưng khơng phân trách nhiệm, vì vậy ngồi việc nắm bắt tình hình qua các báo cáo của các thành viên Ban chỉ đạo thì người Hiệu trưởng cũng cần thường xuyên trực tiếp kiểm tra, nắm bắt tình hình có như thế những kết luận, những quyết định, nhận xét, đánh giá của Hiệu trưởng mới bảo đảm tính khách quan, phù hợp và chính xác.

Bảy là: Khơng ngừng hồn thiện hệ thống quy chế, quy định, đưa mọi

hoạt động quản lý nói chung, hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường nói riêng thành nề nếp, thống nhất trong các hoạt động của nhà trường. Cùng với đó cần thường xuyên quan tâm, chủ động xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường (giữa Hiệu trưởng và cán bộ, giáo viên, nhân viên, giữa các giáo viên, nhân viên với nhau, quan hệ giáo viên - học sinh, quan hệ học sinh - học sinh, quan hệ giữa cán bộ, giáo viên, nhân viên với phụ huynh học sinh…). Xây dựng các thiết

chế, động viên tính tích cực lao động của các thành viên thơng qua những biện pháp động viên về tinh thần, vật chất.

Điều kiện thực hiện

Mọi thành viên trong ban chỉ đạo phải thật sự là những tấm gương, đặc biệt đối với Hiệu trưởng phải nhận thức đúng đắn về vai trò và sự cần thiết phải xây dựng văn hóa nhà trường. Qua những hành động và việc làm của người Hiệu trưởng sẽ có tác động rất lớn đến cơng tác xây dựng văn hóa nhà trường.

Mọi đồn thể, cá nhân là thành viên trong nhà trường phải có kế hoạch cho hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường. Xây dựng văn hóa nhà trường khơng chỉ của riêng ai, nên việc chỉ đạo các cá nhân, đồn thể xây dựng văn hóa nhà trường là thiết yếu. Ngoài ra, việc xây dựng kế hoạch là những căn cứ để kiểm tra, theo dõi và thực hiện các hoạt động một cách dễ dàng hơn.

Hiệu trưởng cần nắm chắc tình hình, kế hoạch về thời gian, nhiệm vụ của từng thành viên trong hoạt động để có những tác động, khuyến khích, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời hướng mọi hoạt động được diễn ra theo kế hoạch đề ra, không gây áp lực cho các thành viên tham gia hoạt động.

Phải xây dựng được các chuẩn đánh giá, tiêu chí cụ thể, sát với thực tế nhà trường, phù hợp với trình độ, khả năng nhận thức của từng đối tượng là CB, GV, NV và học sinh gắn với các tiêu chí thi đua, coi đó là một nhiệm vụ trong các hoạt động của nhà trường.

Cơng tác động viên, khuyến khích kịp thời là một trong những động lực, ảnh hưởng lớn đến cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo. Có những quy định, quy chế thi đua khen thưởng thực thi là một trong những chìa khóa để mọi thành viên tự giác ra sức cống hiến, phấn đấu vì mục tiêu chung của nhà trường. Đi cùng với chế độ khen thưởng, thì cần phải có chế tài xử phạt để mỗi thành viên tự giác thực hiện, đồng thời giúp bản thân mỗi người tự hình thành những thói quen tốt.

Vấn đề thông tin, truyền thông trong tổ chức phải đảm bảo thông tin thông suốt, rõ ràng. Người Hiệu trưởng phải biết chọn lọc, xử lý thông tin, đưa thông tin đến các thành viên trong nhà trường một cách thích hợp. Đồng thời thơng qua

thơng tin, nắm được tình hình, từ đó đề ra những chỉ tiêu, biện pháp phù hợp trong công tác quản lý đặc thù của đơn vị nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông của huyện điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)