3.2. Đề xuất các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường tạo động lực làm
3.2.3. ra chính sách đãi ngộ, khuyến khích động viên đối với giáo viên
Một trong những nhân tố quyết định đến động lực làm việc của giáo viên đó là những chính sách đãi ngộ động viên, kinh phí, CSVC. Thực tế với nguồn kinh phí cũng như các thiết bị được cấp như hiện nay cịn gặp khơng ít khó khăn trong hoạt động. Vì vậy ngồi việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn kinh phí
được cấp thì cơng tác xã hội hóa, huy động sự tham gia ủng hộ của cộng đồng, nhân dân địa phương, các tổ chức xã hội là rất cần thiết.
Mục đích của biện pháp
Biện pháp đề ra nhằm bảo đảm cho các hoạt động của các thành viên được thực hiện trong một điều kiện thuận lợi nhất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao.
Tạo điều kiện, cơ hội để mỗi thầy, cô giáo áp dụng các phương pháp dạy học mới và học sinh được học tập trong một môi trường thân thiện, dân chủ với một cơ chế chính sách quản lý hợp lý, bảo đảm mọi quyền lợi đều đến được đối với mọi thành viên trong nhà trường, mọi thành viên đều có cơ hội giảng dạy, học tập và phấn đấu như nhau.
Nội dung và biện pháp thực hiện
Tham mưu với lãnh đạo cấp trên xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích động viên đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý phát triển chuyên môn, nghiệp vụ. Tham mưu thực hiện chế độ hỗ trợ nhà công vụ cho các cán bộ giáo viên ở vùng khó khăn.
Có quy hoạch đào tạo đội ngũ theo từng giai đoạn sao cho không gây lên biến động trong bộ máy mà vẫn nâng cao được trình độ của mỗi cá nhân góp phần phát triển bền vững nhà trường. Có kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa công tác đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi để các cán bộ giáo viên được đi học, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ hàng năm. Hỗ trợ kinh phí đào tạo nâng chuẩn cho cán bộ quản lý, giáo viên.
Xây dựng kế hoạch sử dụng ngân sách nhà nước và kế hoạch huy động nguồn vốn từ nhân dân địa phương, các tổ chức xã hội đóng góp. Kế hoạch phải được xây dựng ngay từ đầu năm học, kế hoạch càng chi tiết thì việc sử dụng kinh phí càng tiết kiệm, hợp lý; xây dựng kinh phí cho cơng tác thi đua khen thưởng qua các đợt thi đua; cơ hội phát triển, thăng tiến trong nghề nghiệp, hình thức tơn vinh... Cung cấp đầy đủ tài liệu cho GV để GV tự nghiên cứu học tập theo nhu cầu.
Huy động nguồn vốn từ nhân dân địa phương, các tổ chức xã hội ngoài NT được thực hiện theo tinh thần xã hội hóa giáo dục. Việc huy động nguồn lực từ bên ngoài chỉ được thực hiện khi được sự cho phép của chính quyền địa phương (UBND huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), cấp quản lý trực tiếp (Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên). Nguồn kinh phí có được từ sự huy động bên ngoài nhà trường cũng phải được quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả và được công khai trước tập thể.
Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng nhà trường phải thực sự dân chủ trong việc xây dựng quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng, có cơ chế và kế hoạch tiết kiệm kinh phí chi từ ngân sách Nhà nước. Xây dựng kế hoạch chi cho từng hoạt động trong năm học, đảm bảo đủ chi cho mọi hoạt động.
Kết quả vận động và việc thực hiện các kế hoạch phải được công khai trước tập thể NT, ghi nhận và thông báo cho nhân dân, cơ quan, tổ chức đã đóng góp cho nhà trường cùng biết.
Chủ động xây dựng, tạo các mối quan hệ thân thiện, tin cậy giữa nhà trường với nhân dân, phụ huynh học sinh và các tổ chức đồn thể xã hội khác. Duy trì mối quan hệ tốt đẹp thường xuyên, liên tục, tăng cường giao lưu, kết nghĩa với các tổ chức xã hội và với các trường bạn trong, ngoài tỉnh.