Xây dựng tổ chức học hỏi và tăng cường phát triển chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông của huyện điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 87 - 89)

3.2. Đề xuất các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường tạo động lực làm

3.2.2. Xây dựng tổ chức học hỏi và tăng cường phát triển chuyên môn

Từ thực trạng bảng 2.5 về đánh giá vai trò của lãnh đạo nhà trường trong xây dựng Tổ chức nhà trường và tăng cường phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên chúng ta thấy, việc nhận thức xây dựng tổ chức là nguồn gốc tạo yếu tố tâm lý hình thành động cơ thúc đẩy mọi hành động. Nhận thức đúng, đủ và sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của hoạt động xây dựng tổ chức học hỏi và tăng cường phát triển chun mơn trong văn hóa nhà trường có tác dụng cho cả chủ thể và cả các lực lượng quản lý hoạt động. Việc xây dựng tổ chức học hỏi và tăng cường phát triển chuyên mơn trong văn hóa nhà trường theo một thể thống nhất có kế hoạch, có định hướng, có mục tiêu cịn là rất mới mẻ với các trường THPT, vì vậy hầu hết từ cán bộ quản lý đến giáo viên, nhân viên và học sinh đều chưa được trang bị kiến thức và cách thức cần thiết để xây dựng văn hóa nhà trường. Vì vậy để xây dựng tổ chức học hỏi và tăng cường phát triển chuyên môn trong VHNT trước tiên và cũng là điều quan trọng nhất đó là tuyên truyền cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường cùng thấy được tầm quan trọng và con đường xây dựng để thực hiện một cách hiệu quả.

Mục đích của biện pháp

Nhằm làm cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường nhận thức một cách đầy đủ, tồn diện về vai trị và sự cần thiết của việc xây dựng tổ chức học hỏi và tăng cường phát triển chun mơn, quản lý xây dựng văn hóa nhà trường đối với nhiệm vụ dạy - học.

Biện pháp đưa ra nhằm tác động đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên ý thức về đạo đức, nhu cầu và niềm tin hướng đến các chuẩn mực, hình thành các hành vi, thói quen chia sẻ hợp tác về mặt chuyên môn, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Từ đó biến hoạt động xây dựng VHNT thành hoạt động mang tính tự giác, thường xuyên của mỗi thành viên trong nhà trường.

Nội dung và biện pháp thực hiện

Ý thức trách nhiệm và nhận thức hiểu biết về tầm quan trọng trong công tác xây dựng tổ chức học hỏi và tăng cường phát triển chuyên môn trong VHNT là việc làm rất cần thiết trong mỗi nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm làm thay đổi ý thức trách nhiệm và nhận thức hiểu biết về tầm quan trọng của cơng tác này đó là: Mỗi thành viên cần hiểu rõ công việc của bản thân, công việc của bộ phận và hoạt động tổ chức của nhà trường

Lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao nhận thức tăng cường phát triển chuyên môn trong nhà trường trong CB-GV, trong năm học theo tháng, chủ đề nhằm vào mục đích giáo dục tư tưởng nhận thức, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm và hiểu biết về tầm quan trọng trong công tác xây dựng tổ chức học hỏi và tăng cường phát triển chun mơn trong văn hóa nhà trường. Giao nhiệm vụ cho các đoàn thể, tổ chức và từng thành viên trong nhà trường nắm chắc nhiệm vụ của đơn vị mình, tổ chức phổ biến, quán triệt cho các cán bộ, giáo viên và học sinh trong đơn vị mục tiêu, nhiệm vụ của năm học. Từ đó mỗi thành viên trong nhà trường tự xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện nhiệm vụ của bản thân mình trong năm học, đổi mới cách nghĩ, cách làm, khuyến khích hành vi mới, cách làm mới tích cực, loại bỏ “lối mịn”. Mỗi thành viên phải hiểu biết một cách sâu sắc công việc, con người và các quá trình diễn ra mà họ chịu trách nhiệm. Có như vậy mỗi thành viên trong nhà trường mới có đủ cơ sở để xác định cho mình động cơ, thái độ và quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ được phân cơng, phấn đấu cho riêng mình.

Qn triệt các chủ trương chính sách. Thơng qua Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp lãnh đạo, của ngành. Ban giám hiệu tổ chức quán triệt đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Chỉ thị, Nghị quyết của Bộ, ngành, địa phương về đổi mới giáo dục, nhất là các nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thơng qua các cuộc họp hội đồng, các buổi sinh hoạt Cơng đồn, Đồn TN...

để mỗi cá nhân đều thấy được ý nghĩa to lớn, vai trò quan trọng của cuộc vận động cũng như thấy được hoạt động dạy - học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, từng bước nâng cao tinh thần trách nhiệm, lòng say mê nghề nghiệp, sự hi sinh vì lợi ích tập thể trong mỗi cá nhân.

Giáo dục truyền thống nhà trường, lịng nhân ái, tính cộng đồng. Chúng ta biết rằng, truyền thống bao giờ cũng tồn tại hai mặt “văn hóa” và “phi văn hóa” cho nên chúng ta phải biết phân tích, vận dụng, kế thừa, phát huy cái tốt, cái phù hợp và loại trừ cái xấu, cái không phù hợp. Tổ chức các buổi hội thảo, các buổi nói chuyện chuyên đề với các cán bộ, đảng viên thành đạt, nêu gương điển hình thành đạt từ nhà trường, nhằm nhân rộng các điển hình tiến tiến.

Kiểm tra, đánh giá kế hoạch thực hiện của cá nhân và các bộ phận trong nhà trường về các nội dung xây dựng đã được triển khai và tổ chức thực hiện.

Điều kiện thực hiện

Nhà trường cần kế hoạch hóa các nội dung, cách thức thực hiện theo từng thời điểm, thời gian cụ thể, rõ ràng. Kế hoạch càng chi tiết thì cách thức thực hiện càng dễ dàng và hiệu quả công việc đề ra càng cao.

Đảm bảo các điều kiện thiết yếu để giáo viên cũng như các tổ chức thực hiện được theo yêu cầu đề ra như tài liệu, thiết bị dạy học, phương tiện, dụng cụ thiết yếu trong hoạt động.

Công tác phải được quan tâm của các cấp quản lý, được sự ủng hộ của các đoàn thể trong và ngoài nhà trường.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công. Kịp thời nêu gương những điển hình tiêu biểu, thực hiện chế độ khen chê đúng người, đúng tội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông của huyện điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)