Nhiệm vụ giáo dục hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông của huyện điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 44 - 47)

1.5. Xây dựng văn hóa nhà trường trong bối cảnh hiện nay

1.5.3. Nhiệm vụ giáo dục hiện nay

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội nói trên, nhà trường nói chung và VHNT nói riêng địi hỏi phải có những sự thay đổi đề phù hợp với xu thế chung của thời đại. Toàn cầu và hội nhập đặt ra hai yêu cầu trong việc phát triển VHNT. Một mặt phải giải quyết vấn đề làm thế nào để giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, mặt khác phải làm thể nào để hòa nhập với nền văn hóa chung của nhân loại.

VHNT trong bối cảnh hiện nay phải là văn hóa của một tổ chức học tập, phục vụ mục đích học tập suốt đời cho HS và GV. Tổ chức học tập là một tổ chức khuyến khích và tạo những điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân tự học tập phát triển bản thân, đồng thời các thành viên trong tổ chức học tập lẫn nhau để cùng phát triển.

Để xây dựng nhà trường thành một tổ chức học tập, HT nhà trường là người có vai trị quyết định. HT là người lãnh đạo khởi xướng viễn cảnh và giúp các thành viên hiểu và chia sẻ viễn cảnh của tổ chức cùng nhau, tạo các điều kiện để các cá nhân được học tập: đưa ra các chế độ, chính sách, quy định các nguyên tắc học tập, làm việc, xây dựng các điều kiện học tập mà trước hết là trang bị các cơ sở vật chất, đặc biệt là công nghệ thông tin để tạo thuận lợi cho việc nâng cao tay nghề của đội ngũ. HT còn là người tư vấn, chỉ dẫn việc học tập, phát triển chuyên môn cho GV. Bản thân người lãnh đạo cũng phải tích cực học tập, thay đổi và cam kết thực hiện sự thay đổi của tổ chức.

Tiểu kết chƣơng 1

Văn hoá nhà trường là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử... đặc trưng của một trường học, tạo nên sự khác biệt với các tổ chức khác. VHNT có ý nghĩa rất quan trọng trong chất lượng giáo dục của nhà trường. Một VHNT tích cực sẽ góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục, ngược lại, một VHNT tiêu cực sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả giáo dục trong nhà trường. VHNT giúp cho CB-GV thấy rõ mục tiêu định hướng và bản chất cơng việc mình làm, từ đó phát huy trí tuệ tập thể, tăng sức cạnh tranh và thích nghi với những thay đổi liên tục, từ đó tạo ra một nhà trường năng động, hiệu quả, là tiền đề cho sự phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục.

Xây dựng văn hoá nhà trường trong tình hình hiện nay, nhất là trong thời kỳ đổi mới là vô cùng cần thiết, cấp bách, là nhiệm vụ thiết yếu, phải là mối quan tâm hàng đầu của mọi nhà trường.

Để xây dựng VHNT thì vai trị của người Hiệu trưởng đặc biệt quan trọng "Hiệu trưởng là người có vai trị quyết định, chi phối sự phát triển văn hoá nhà trường". Người Hiệu trưởng phải biết phát huy yếu tố nội lực, ngoại

lực, tinh thần tập thể, để tạo ra môi trường làm việc hiệu quả, các cơ chế đãi ngộ phù hợp trong nhà trường, từ đó xây dựng văn hóa trở thành động lực nâng cao chất lượng giáo dục. Văn hóa quản lý của Hiệu trưởng nhà trường chính là yếu tố cơ bản tạo nên văn hóa tổ chức.

Những lí luận cơ bản nêu trên là cơ sở để tác giả tiến hành điều tra, nghiên cứu, khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp để xây dựng VHNT nhằm tạo động lực làm việc cho giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên trong các chương sau.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐIỆN BIÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông của huyện điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)