3.2. Đề xuất các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường tạo động lực làm
3.2.5. Thường xuyên đánh giá cơng tác xây dựng văn hóa nhà trường
Thường xun đánh giá có vai trị rất quan trọng trong công tác quản lý. Lý luận và thực tiễn đều cho thấy: Lãnh đạo mà không thường xuyên đánh giá
thì coi như khơng lãnh đạo. Cùng với đó hoạt động đánh giá phải đi liền với kiểm tra, kiểm tra mà khơng có đánh giá thì coi như khơng có kiểm tra. Đánh
giá nhằm chỉ ra ưu, khuyết điểm trong hoạt động thì đánh giá sẽ giúp cho họ thu nhận thông tin, phản hồi về kết quả đã thực hiện. Từ đó, người quản lý mới biết được tình hình thực hiện hoạt động để điều chỉnh, chỉ đạo kịp thời, giúp đạt hiệu quả cao trong hoạt động. Mặt khác hoạt động kiểm tra, đánh giá còn thể hiện vai trò, tinh thần trách nhiệm của người quản lý, giúp cho hệ vận hành đạt mục tiêu tốt hơn.
Mục đích của biện pháp
Với mục đích nhận ra những mặt tốt, ưu điểm để động viên, phát huy và phát hiện những yếu kém, lệch lạc trong cơng tác xây dựng văn hóa nhà trường để kịp thời khắc phục.
Đánh giá để nắm được mối liên hệ qua lại trong q trình xây dựng văn hóa nhà trường. Từ việc đó có thể đánh giá được việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong nhà trường đối với cơng tác xây dựng văn hóa nhà trường.
Nội dung và biện pháp thực hiện
Phải đánh giá chất lượng hoạt động của tất cả các mặt, việc thực hiện của các thành viên trong nhà trường đối với cơng tác xây dựng văn hóa nhà trường.
Mỗi cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Cho nên mỗi cán bộ đều phải thực hiện cho tốt các nội dung xây dựng văn hóa nhà trường.
Đánh giá tình hình hoạt động của đội ngũ lãnh đạo, chủ chốt trong nhà trường và của tất cả các thành viên khác trong quá trình hoạt động.
Đánh giá thường xuyên là hình thức Đánh giá chủ động nhất, thường xuyên nhất, đảm bảo ít nhất mỗi tuần một lần. Nội dung Đánh giá gắn liền với các hoạt động thường kì của nhà trường như kiểm tra tình hình hoạt động sư phạm của cán bộ, giáo viên, nhân viên qua sổ trực của Ban lãnh đạo, sổ trực của Bảo vệ, sổ theo dõi của Cơng đồn NT cũng như qua hịm thư góp ý.
Đánh giá đột xuất là nhiệm vụ của ban lãnh đạo, Đánh giá đột xuất khơng theo định kì, nhưng cần thực hiện theo kế hoạch đã định của người lãnh đạo. Đây là hình thức kiểm tra cơ bản, quan trọng do yêu cầu đột xuất để đảm bảo tính khách quan hoặc do thực tế địi hỏi.
Trong quá trình thực hiện biện pháp cần phải có cách thức như sau: Nhà trường tổ chức học tập, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác xây dựng văn hóa nhà trường đối với các thành viên trong nhà trường theo từng giai đoạn và đề ra các phương hướng thực hiện trong thời gian tới.
Tổ chức tổng kết, sơ kết từng giai đoạn hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường của các thành viên trong trường. Xin ý kiến chỉ đạo hoạt động công tác xây dựng sao cho có hiệu quả nhất.
Điều kiện thực hiện
Khi Đánh giá cần phải dựa trên các quy định đề ra, dựa trên các mục tiêu, tiêu chí cần đạt được để Đánh giá, đánh giá cho chính xác và cơng bằng. Ban lãnh đạo, đặc biệt là Hiệu trưởng nhà trường cần có tầm nhìn chiến lược, phải có lịng nhiệt tình và linh hoạt giải quyết các vấn đề sao cho hiệu quả.
Phải có chế độ Đánh giá, tiêu chí đánh giá thích ứng với tình hình nhiệm vụ, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, không thể cứng nhắc, nguyên tắc, kiểm tra phải thực sự tôn trọng người được kiểm tra, tôn trọng sự khác biệt của họ.
Trong quá trình Đánh giá thì người kiểm tra cần được tôn trọng. Mặt khác, các đơn vị trong nhà trường phải có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo điều kiện thuận lợi để kiểm tra, đánh giá đúng mức độ, đúng tình hình thực tế.