b) Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) 15.
2.1. Khái quát chung về trọng tài trong thương mại quốc tế 19.
2.1.2.3. Thẩm quyền của trọng tài thương mại quốc tế 29.
Trọng tài khơng có thẩm quyền đương nhiên đối với các vụ việc tranh chấp cụ thể mà trọng tài chỉ có thẩm quyền xét xử vụ việc khi các bên đương sự thỏa thuận đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết. Đồng thời, các tranh chấp này phải nằm trong phạm vi các loại tranh chấp được phép giải quyết bằng trọng tài theo quy định của pháp luật. Trong thương mại quốc tế các bên có thể thỏa thuận thành lập một trọng tài Ad-hoc, hoặc các bên thỏa thuận thành lập một trọng tài thường trực. Như vậy, trọng tài nào được các bên thỏa thuận lập ra hoặc chỉ định sẽ là trọng tài có thẩm quyền xét xử tranh chấp giữa các bên.
Tuy nhiên việc lập ra trọng tài Ad-hoc hoặc chỉ định trọng tài thường trực được các bên ghi nhận trong điều khoản trọng tài. Điều khoản trọng tài có thể được các bên ghi trong hợp đồng, hoặc có thể được các bên thỏa thuận trong một văn bản do các bên lập ra sau khi ký kết hợp đồng. Một thỏa thuận trọng tài được coi là hợp pháp khi thỏa thuận đó đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về hình thức, nội dung và tư cách pháp lý của các bên.
Về hình thức: Theo quy định pháp luật của các quốc gia cũng như Điều ước quốc
tế mà các quốc gia ký kết hoặc gia nhập đều ghi nhận thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp mặc dù các bên khi ký kết hợp đồng không thỏa thuận về điều khoản trọng tài. Nhưng khi tranh chấp xảy ra, nguyên đơn đã đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài và yêu cầu bị đơn đồng ý đưa vụ việc ra trọng tài giải quyết theo yêu cầu của nguyên đơn. Khi đó nếu bị đơn đồng ý với u cầu đó của ngun đơn thì sự đồng ý đó cũng được xem xét là một hình thức của thỏa thuận trọng tài và có giá trị pháp lý.
Về nội dung thỏa thuận trọng tài: Pháp luật các quốc gia ghi nhận tương đối giống nhau, có thể có trường hợp thỏa thuận trọng tài về vụ tranh chấp thuộc lĩnh vực mà pháp luật quy định không thuộc thẩm quyền của trọng tài.
- Thỏa thuận trọng tài không đề cập đến tranh chấp mà nguyên đơn kiện;
- Thỏa thuận trọng tài không nêu rõ tên tổ chức trọng tài hoặc ghi rõ tên nhưng lại chọn quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài khác.
Ta thấy rằng trong lĩnh vực thuơng mại quốc tế việc áp dụng pháp luật ở mỗi quốc gia có sự khác biệt nhau là điều dễ hiểu. Ví dụ: Trong trường hợp theo pháp luật của quốc gia A, quy định tranh chấp khơng thuộc lĩnh vực mà trọng tài có thẩm quyền,
nhưng theo quốc gia B thì tranh chấp đó lại thuộc thẩm quyền của trọng tài. Mặt khác, trong trường hợp hai bên thỏa thuận chọn trọng tài quốc gia A để giải quyết tranh chấp thì thỏa thuận trọng tài đó bị coi là vơ hiệu vì quốc gia A đã quy định tranh chấp đó khơng thuộc thẩm quyền của trọng tài. Còn ngược lại, nếu hai bên chọn trọng tài của quốc gia B giải quyết thì hồn tồn hợp lý vì do quốc gia B quy định tranh chấp đó thuộc thẩm quyền của trọng tài quốc gia B.
Ngoài ra, ta thấy rằng trong một vài trường hợp khác theo pháp luật của cả hai quốc gia tranh chấp đó đều khơng thuộc thẩm quyền của trọng tài giải quyết, mặc dù có thỏa thuận trọng tài. Trong trường hợp này thỏa thuận trọng tài bị coi là vơ hiệu về mặt nội dung. Ví dụ: Theo K1 – Đ1 Pháp lệnh Trọng tài thương mại quy định: “ Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại thì bị coi là vơ hiệu”. Như vậy, nếu có thỏa thuận trọng tài nhưng khơng phải là tranh chấp thương mại thì cũng khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài.
Thực tiển giải quyết tranh chấp trong thương mại cũng cho thấy rằng trong trường hợp các bên tranh chấp thỏa thuận trong hợp đồng nếu có tranh chấp xảy ra sẽ đưa vụ việc ra giải quyết tại trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam. Lúc đó, các bên có thể ngầm hiểu đó chính là ý chỉ định thực của các bên muốn đưa vụ việc ra giải quyết tại VIAC, lúc này trọng tài VIAC có thẩm quyền thụ lý vụ việc.
Trong trường hợp thỏa thuận trọng tài quy định rõ tên tổ chức trọng tài nhưng lại chọn quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài khác, khi đó thỏa thuận trọng tài sẽ được coi là hợp pháp nếu quy tắc tố tụng trọng tài của tổ chức mà các bên chọn có quy định điều đó hoặc pháp luật quốc gia có quy định. Ví dụ: Khoản 1 của Bản Quy tắc trọng tài UNCITRAL quy định: “Khi các bên trong hợp đồng đã thỏa thuận bằng văn bản rằng các tranh chấp liên quan tới hợp đồng sẽ đưa ra giải quyết bằng trọng tài theo bảng quy tắc trọng tài UNCITRAL thì tranh chấp này sẽ được giải quyết bằng bảng quy tắc đó và theo sự sữa đổi mà các bên đãđồng ý bằng văn bản”.
Về tư cách pháp lý của các bên, thỏa thuận trọng tài có thể bị vơ hiệu nếu một trong các bên khơng có tư cách pháp lý ký kết hợp đồng; nếu bên ký kết thỏa thuận trọng tài là các nhân thì các nhân đó phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; nếu là pháp nhân thìđược xác định thep pháp luật mà pháp nhân đó mang quốc tịch.
Mặt khác, trong trường hợp ủy ban trọng tài coi hợp đồng mà trong đó có thỏa thuận trọng tài là không tồn tại hoặc vô hiệu, điều này không dẫn đến thỏa thuận trọng tài cũng trở nên không tồn tại hoặc vô hiệu. Nguyên tắc phổ biến trong trọng tài quốc tế là thỏa thuận trọng tài “độc lập” và “tách rời” với những điều khoản còn lại của hợp đồng; vì vậy, ủy ban trọng tài sẽ tiếp tục có thẩm quyền quyết định quyền và nghĩa vụ tương ứng của các bên và xem xét khiếu kiện giữa họ, thậm chí nếu chính hợp đồng có
thể khơng tồn tại, hoặc vô hiệu. Tuy nhiên, bất kỳ quy định do ủy ban trọng tài ban hành về thẩm quyền thường bị kiểm sốt bởi tịa án quốc tế.
Trên thực tế, có một số trường hợp tranh chấp liên quan đến vấn đề thẩm quyền xét xử của trọng tài, điển hình là vụ tranh chấp trong hợp đồng mua bán trang thiết bị. Nguyên đơn là một công ty tại New York, bị đơn là một công ty Ấn Độ hoạt động trong các lĩnh vực bán sản phẩm được sản xuất bằng các trang thiết bị của nguyên đơn tại Ấn Độ. Trong hợp đồng hai bên đã thỏa thuận ký kết đầy đủ các nội dung, có cả thỏa thuận trọng tài và điều khoản trọng tài như sau: “ Bất cứ tranh chấp nào phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này mà các bên khơng có khả năng giải quyết thơng qua đàm phán thương lượng thì sẽ được giải quyết chung thẩm theo quy tắt trọng tài ICC. Như quy định trong quy tắc này, mỗi bên chọn một trọng tài viên và tòa án trọng tài của ICC sẽ chọn trọng tài viên thứ 3. Tố tụng trọng tài sẽ được thực hiện vào thời gian và tại thời điểm do toà trọng tài quyết định. Phán quyết trọng tài có thể được cho thi hành tại bất kì tịa án có thẩm quyền nào”11. Nhưng khi tranh chấp xãy ra, nguyên đơn đã kiện bị đơn ra trọng tài ICC, nhưng bị đơn lại phát đơn kiện nguyên đơn lên toà án tối cao BomBay yêu cầu toà án ra quyết định tuyên bố nguyên đơn đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa án trọng tài là vượt quá phạm vi điều khoản trọng tài, nhưng toà án BomBay đã từ chối yêu cầu của bị đơn vì cho rằng hai bên đã có thỏa thuận từ trước đưa tranh chấp ra trọng tài ICC giải quyết và tranh chấp này hoàn toàn thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Vì theo Điều 8 Quy tắc tố tụng ICC quy định: “Mọi quyết định liên quan đến thẩm quyền của các trọng tài viên sẽ do chính các trọng tài viên quyết định”. Nói cách khác, trọng tài viên có “thẩm quyền của thẩm quyền” tức là một bên không thừa nhận thẩm quyền của ủy ban trọng tài với lý do thỏa thuận trọng tài khơng có hiệu lực, ủy ban trọng tài sẽ có quyền tự quyết định thẩm quyền của mình. Đây được coi là nguyên tắc thẩm quyền của thẩm quyền, quyết định về thẩm quyền sẽ được ủy ban trọng tài đưa ra trong phán quyết tạm thời hoặc phán quyết cuối cùng.
Tóm lại thẩm quyền của trọng tài có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vấn đề trọng tài hay tịa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, nếu trọng tài khơng có thẩm quyền thì một trong các bên sẽ đưa tranh chấp ra tòa án giải quyết và một khi trọng tài có thẩm quyền giải quyết mà tranh chấp lại đưa ra tịa án thì tịa án phải từ chối thụ lý. Ngoài ra, việc xác định thẩm quyền trọng tài cịn có ý nghĩa trong việc cơng nhận và thi hành quyết định của trọng tài, nếu trọng tài khơng có thẩm quyền thì bên thi hành quyết định có thể u cầu tòa án huỷ quyết định trọng tài.