Những khó khăn trong việc áp dụng cơ chế giải quyết bằng

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài trong thương mại quốc tế (Trang 60 - 63)

b) Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) 15.

3.1.2.Những khó khăn trong việc áp dụng cơ chế giải quyết bằng

3.1. Thực tiển giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong thương mạ

3.1.2.Những khó khăn trong việc áp dụng cơ chế giải quyết bằng

Theo tập quán và luật lệ quốc tế trọng tài chỉ có thẩm quyền xét xử trong hợp đồng quy định hoặc theo điều ước quốc tế có liên quan, điều khoản trọng tài trong hợp đồng quy định trọng tài quốc tế nước nào xét xử thì trọng tài nước đó sẽ có thẩm quyền, do vậy việc kiện tại trọng tài quốc tế chỉ phức tạp và khó khăn khi trong hợp đồng khơng có điều khoản quy đinh về trọng tài và luật áp dụng liên quan. Tranh chấp về thẩm quyền xét xử sẽ phát sinh ngay từ khi tiến hành vụ kiện giữa nguyên đơn và bị đơn, trường hợp này xảy ra tuỳ theo tập quán người ta thường chọn trọng tài bên bị đơn và việc thi hành phát quyết được dễ dàng hơn, còn việc áp dụng luật cho phù hợp với điều kiện là quyền của trọng tài. Vì vậy, khi ký kết hợp đồng kinh tế đối ngoại (ngoại thường, hàng hải, đầu

27 Lê Nam- Xử lý tranh chấp thương mại bằng trọng tài: Một hình thức nhanh, rẻ, hiệu quả- trung tâm thơng tin thương mại, Bộ công thương- tháng 4/2008 (http://www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn)

tư,…) nhất thiết phải quy định điều khoản trọng tài và luật áp dụng để tránh phiền toái về sau.

Mặc dù việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đã trở thành “lệ” từ nhiều năm trước nhưng đến nay nó vẫn chưa “thơng” bởi vì luật điều chỉnh về hoạt động trọng tài chưa hoàn chỉnh. Tuy vậy trong hoạt động thực tiển mua bán hàng hoá ngoại thương hầu hết các hợp đồng thương mại đều quy định điều khoản trọng tài, nhưng quy định không rõ ràng: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải

quyết chung thẩm tại trung tâm trọng tài”28 . Việc lựa chọn trung tâm trọng tài nào hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí tự nguyện của các bên ký kết hợp đồng, miễn là không trái với pháp luật nơi ký kết, trường hợp này thường dẫn tới nhiều trung tâm trọng tài đều có thẩm quyền giải quyết và xảy ra xung đột về thẩm quyền xét xử giữa các trọng tài khi các bên khơng có thiện chí để đi đến sự lựa chọn thống nhất một trung tâm trọng tài có thẩm quyền giải quyết.

Một trong những lý do dẫn đến sự thoả thuận khơng rõ ràng có thể là do doanh nghiệp Việt Nam chưa mặn mà với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, đơn giản là vì họ chưa quen. Nguyên nhân ban đầu bắt nguồn từ tâm lý nhiều năm trước các quyết định của trọng tài chưa có chế tài nghiêm ngặt. Doanh nghiệp nên biết gần đây chúng ta đã có Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003, Pháp lệnh này quy định khá chặt chẽ quy trình, thủ tục giải quyết cũng như giá trị pháp lý chung thẩm buộc các bên phải thi hành của quyết định trọng tài. Theo kế hoạch, năm 2009 sẽ có Luật Trọng tài. Tuy nhiên, điều này cũng phải dần dần để doanh nghiệp hiểu được sự tiện lợi của cơ chế này.

Để được giải quyết bằng cơ chế trọng tài, trong hợp đồng thương mại các doanh nghiệp cần ghi rõ trung tâm trọng tài nào sẽ xử lý khi xảy ra tranh chấp. Các thoả thuận càng chi tiết càng tốt. Ví dụ như luật áp dụng cho thủ tục tố tụng là luật nào? Luật áp dụng cho nội dung vụ tranh chấp là luật nào? Ngôn ngữ xử lý? Nhưng doanh nghiệp cần lưu ý, trọng tài viên khơng phải là luật sư của mình mà sẽ là người công tâm đứng ra giải quyết vụ việc và chỉ tuân theo pháp luật. Tuy vậy, để cơ chế trọng tài trở thành một thành tố không thể thiếu trong hoạt động thương mại thời gian tới, các trung tâm trọng tài nói chung, VIAC nói riêng vẫn phải liên tục khẳng định năng lực xét xử của mình. Các trung tâm trọng tài cần tiến tới khơng chỉ là chỗ dựa tin cậy của doanh nghiệp Việt Nam mà có thể cịn là sự lựa chọn của các doanh nghiệp nước ngoài trong các giao thương quốc tế.

Tuy nhiên, trong thời gian qua phần lớn các doanh nghiệp khi có tranh chấp thương mại vẫn thơng qua tịa án để giải quyết. Có như vậy là do phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được hết những đặc thù của nền kinh tế thị trường và

28 Nguyễn Chúng- Kinh nghiệm thực tế giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại, hàng hải- NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 2005.

chưa có cái nhìn đầy đủ trong việc xử lý các tranh chấp. Bên cạnh đó, trong một thời gian dài, do thiếu khung pháp lý nên các quyết định trọng tài không được thực thi một cách tốt nhất, khiến doanh nghiệp phải nhờ đến tòa án khiến chi phí tăng và thời gian giải quyết kéo dài. Điều này làm nhiều doanh nghiệp nẩy sinh tâm lý đưa thẳng vụ việc đến tòa án giải quyết cho nhanh. Năm 2003, Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh về trọng tài thương mại, nhưng do thời gian thực hiện chưa dài, doanh nghiệp chưa nhận thức được đầy đủ nên việc giải quyết các tranh chấp bằng hình thức này cịn chưa nhiều.

Mặc dù hiện nay các quyết định của trọng tài thương mại cũng có hiệu lực như phán quyết của tịa án, nếu bên thua kiện khơng thực hiện phán quyết thì hồ sơ sẽ được chuyển sang cho cơ quan thi hành án, nên cũng đáp ứng được yêu cầu của các chủ thể về giải quyết tranh chấp nhanh gọn, nhưng không hiểu tại sao cho đến nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quan trọng phương thức này và số vụ giải quyết của trọng tài cịn q ít.

Có thể nói năm 2006 là năm hoạt động thành công nhất trong hoạt động của trọng tài thương mại mấy chục năm trở lại đây với hơn 30 vụ tranh chấp được giải quyết. Tuy nhiên số vụ tranh chấp được xét xử qua trọng tài ở Việt Nam cịn ít so với thế giới. Bởi, khi các thương nhân Việt Nam ký kết hợp đồng kinh doanh với nhau hoặc với nước ngoài, họ thường chưa coi trọng vấn đề giải quyết tranh chấp, khơng nghỉ tới việc có tranh chấp sau này nên không thoả thuận ngay về hình thức, cơ quan giải quyết tranh chấp.

Bên cạnh đó, vì khơng chú ý đến khả năng xảy ra tranh chấp nên khi điều đó xảy ra, các thương nhân lại không thể lựa chọn trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp vì trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết khi các bên đã thoả thuận lựa chọn trọng tài ngay trong hợp đồng hoặc văn bản kèm theo hợp đồng. Trong khi đó tồ án lại có thẩm quyền đương nhiên trong việc giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra nhiều quy định trong Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 vẫn còn khiếm khuyết nên khi những điều này được chỉnh sửa và nâng lên thành Luật thì số vụ giải quyết của trọng tài sẽ nâng lên. Vì chúng ta gia nhập WTO nên áp lực tranh chấp bằng trọng tài mà các nước thành viên WTO đã cơng nhận nhiều năm cịn thấp. Tuy nhiên dần dần việc giải quyết này sẽ nâng lên do chúng ta hội nhập ngày càng sâu rộng.29

Từ những phân tích trên, thực tiển giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng con đường trọng tài cịn gặp phải một số khó khăn nhất định, có thể do các nguyên nhân sau:

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài trong thương mại quốc tế (Trang 60 - 63)