Sự hiểu biết pháp luật cũng như kiến thức về trọng tà

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài trong thương mại quốc tế (Trang 63 - 66)

b) Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) 15.

3.1.2.1.Sự hiểu biết pháp luật cũng như kiến thức về trọng tà

3.1. Thực tiển giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong thương mạ

3.1.2.1.Sự hiểu biết pháp luật cũng như kiến thức về trọng tà

nghiệp còn hạn chế:

Hiện nay trên con đường phát triển kinh tế với sự xuất hiện ngày càng nhiều các loại hình kinh doanh, đặc biệt là sự ra đời ngày càng nhiều của các loại hình doanh nghiệp là một tất yếu khách quan. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp không ngừng khám phá ra những phương thức kinh doanh sáng tạo để chiếm lĩnh thị trường. Đồng thời, phải có một kiến thức, sự am hiểu pháp luật kinh doanh trên thương trường đặc biệt là trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều am hiểu pháp luật một cách tường tận, đặc biệt là việc áp dụng phương thức trọng tài để giải quyết tranh chấp khi xảy ra xung đột mà ngược lại họ lại tỏ ra lúng túng và thiếu hiểu biết trong việc áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình. Điều đó cũng một phần do doanh nghiệp Việt Nam từ lâu đã quen với những phương thức giải quyết tranh chấp như họ tự thương lượng với nhau, nếu họ không tự giải quyết được thì sẽ kiện đến tịa án, họ gần như không biết đến sự tồn tại của trọng tài. Nếu họ biết, họ cũng không quan tâm và khơng có sự tin tưởng đối với phương thức cịn q mới này, chính vì thế doanh nghiệp Việt Nam chưa xem phương thức trọng tài như là một biện pháp hữu hiệu để lựa chọn khi tranh chấp xãy ra.

Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, tư tưởng bao cấp đã in sâu vào cuộc sống, con người Việt Nam. Chính vì thế họ chưa theo kịp với nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới, trong những tranh chấp quốc tế phần “thiệt thịi” thường nghiêng về phía Việt Nam do sự am hiểu kiến thức pháp luật còn hạn chế, không hiểu rõ về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Bời lẽ đây là một phương thức giải quyết tranh chấp còn khá xa lại đối với nhiều doanh nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp bước đầu tiếp xúc với loại hình giải quyết tranh chấp này còn khá nhiều bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn do khơng hiểu biết về phương thức này.

Khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam phải áp dụng khoảng 20 hiệp định khi thực hiện quan hệ thương mại như: Hiệp định thuế quan, Hiệp định chống trợ cấp, Hiệp định Bảo vệ mơi trường... Nhìn chung các quan hệ về bn bán, giao thương trong thời WTO rất phức tạp. Các doanh nghiệp nước ta còn non yếu trong việc ký kết hợp đồng với đối tác nên khi xảy ra tranh chấp thương mại nên thường chịu phần thiệt.

Theo thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, năm 2006 và 6 tháng đầu năm nay, trong số các vụ tranh chấp thương mại giải quyết qua trọng tài kinh tế, có 40% là các vụ tranh chấp giữa doanh nghiệp trong nước với nhau, 60% còn lại là các vụ tranh chấp giữa doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước ngoài. Điều đặc biệt là trong các vụ tranh chấp thương mại với các đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam phần nhiều là nguyên đơn. Tuy nhiên, điều này không thể hiện là các doanh nghiệp

trong nước đã trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật để khởi kiện mà lại thể hiện sự yếu kém đến mức bị các đối tác lợi dụng trong quan hệ thượng mại, dẫn đến thua thiệt nên đứng ra khởi kiện các đối tác trên.

Từ thực tế giải quyết các vụ tranh chấp, Trung tâm Trọng tài Quốc tế VN khuyến cáo, doanh nghiệp ta đang bị “bệnh”. Bán thì bán cho kỳ được, mua cũng phải mua cho bằng được, nên lơ là trong việc soạn thảo hợp đồng, bỏ qua những chi tiết cụ thể nên khi xảy ra tranh chấp. Kết quả là dù trong vị trí nguyên đơn nhưng vẫn thua cuộc.

Điều đáng lưu ý đối với doanh nghiệp trong nước, khi ký kết hợp đồng cần phải ghi rõ trong điều khoản chi tiết: Khi hai bên không thương lượng được, tranh chấp sẽ được giải quyết theo quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, lúc đó họ mới được bảo vệ ngay trên quốc gia của mình.

Ngồi ra các doanh nghiệp Việt Nam nên giải quyết tranh chấp thương mại qua trọng tài kinh tế thay vì đưa nhau ra tòa. Ưu điểm của hướng giải quyết này là tất cả những thông tin liên quan đến doanh nghiệp đều được giữ kín chứ khơng cơng khai như xử tại tịa, vì doanh nghiệp dù thắng hay thua kiện đều khơng thích “vạch áo cho người xem lưng”.

Một thiếu sót nữa khi ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp Việt Nam hay mắc phải dù rất nhỏ nhưng đành phải móc “hầu bao” để đền bù cho các đối tác. Chẳng hạn, một công ty xuất hàng qua Mỹ chỉ ghi trong hợp đồng những thông tin liên quan đến chủng loại, chất lượng hàng hóa nhưng khơng lưu ý đến thành phần cụ thể của sản phẩm, đến khi đã qua đến nước bạn vẫn bị trả về. Hay một đơn vị xuất hàng trang trí nội thất bằng sắt qua Đức chỉ mua bảo hiểm thiếu hụt móp méo nhưng lại khơng mua bảo hiểm rỉ sét nên bị đối tác trả hàng lại. Một số hàng nông sản, chủ hàng không mua bảo hiểm chống ẩm mốc mà lại mua bảo hiểm thiếu hụt, rách bao bì...30

Ngồi ra, đa số các vướng mắc hiện nay mà các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải là khi họ thoả thuận phương thức giải quyết tranh chấp do thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật thường bị các đối tác kinh doanh nước ngoài áp đặc theo chủ ý của họ khi giao kết hợp đồng. Một số doanh nghiệp gần như không biết được rằng quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc thi hành mà các bên khơng có quyền kháng cáo, kháng nghị để xét lại vụ kiện. Vì thế, khơng ít doanh nghiệp khi thua kiện thường gửi đơn khiếu nại khắp các cấp, các ngành mà khơng có sự hiểu biết về kiến thức trọng tài. Đây cũng là một thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam khi có tranh chấp với doanh nghiệp nước ngoài trong việc lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp. Do vậy, ta cần phải nhận thức được rằng doanh nghiệp là đối tượng quan trọng trong thực tiển hoạt động của trọng tài thương mại Việt Nam để từ đó cần có những biện

30 Theo Người Lao Động- Tranh chấp thương mại nên nhờ trọng tài kinh tế- tháng 7/2007 (http://www.vnexpress.net)

pháp nhằm giúp cho những doanh nghiệp có thể hiểu biết pháp luật về trọng tài một các tường tận bằng cách tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về trọng tài, tổ chức những buổi lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp để từ đó họ có sự nhìn nhận đúng đắng về phương thức trọng tài là một phương thức có hiệu quả mà giới kinh doanh lựa chọn trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ hội nhập.

Ta thấy rằng hoạt động thương mại trong thời kỳ hội nhập quá phong phú, đa dạng và phức tạp. Hoạt động thương mại khơng cịn bó hẹp như trước nữa mà bao gồm cả mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, phân phối, đại diện, đại lý, ký gửi, thuê, cho thuê, thuê mua, kỹ thuật, licence, tư vấn, đầu tư tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thăm dị, khai thác, vận chuyển hành khách, hành lý...

Trong quá trình xét xử của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, nhận thấy rằng đã có rất nhiều tranh chấp thương mại hiện đang phát sinh ở hầu hết các lĩnh vực trên. Trước đây, khi xử lý về tranh chấp thường là xử lý tranh chấp về mua bán hàng hoá và một phần về cung ứng dịch vụ, nhưng bây giờ phát sinh ra nhiều vụ tranh chấp mà ngay cả những luật sư, những trọng tài biên và các doanh nghiệp của chúng ta rất ngỡ ngàng, như tranh chấp giữa người đại lý và nhà giao đại lý, tranh chấp giữa các nhà phân phối với các công ty của Việt Nam làm nhà phân phối, tranh chấp giữa các thành viên trong liên doanh (một bên là nước ngoài, một bên là Việt Nam).

Đặc biệt, mới đây còn phát sinh ra cả những tranh chấp về mua bán licence, nhượng quyền thương mại... rất phong phú và đa dạng.

Những doanh nghiệp Việt Nam khi phải đương đầu với những tranh chấp này thì quả thực là một khó khăn, thử thách lớn. Bởi đại bộ phận các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí các chun gia nước ngồi đánh giá rằng ở Việt Nam khơng chỉ có nhiều doanh nghiệp nhỏ mà cịn có nhiều doanh nghiệp quy mơ cực nhỏ (thực tế đã có một doanh nghiệp Việt Nam có quy mơ rất nhỏ nên để xuất khẩu được 5.000 tấn cà phê thì phải vay vốn ở vài ngân hàng vì chưa đủ tin cậy để có thể vay vốn lớn ở 1 ngân hàng).

Việc tranh chấp giữa các doanh nghiệp nhỏ nếu không được giải quyết khéo sẽ nảy ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Chẳng hạn, có doanh nghiệp nhỏ kinh doanh trong hơn 10 năm liền có lãi, nhưng chỉ để giải quyết một vụ tranh chấp thương mại đã bị thua thiệt mất gấp 3-4 lần toàn bộ số lãi từng thu được.

Thực trạng tranh chấp thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam và giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài hiện nay:

Trước đây, đại đa số các vụ kiện, khoảng 80%, là do doanh nghiệp nước ngoài kiện doanh nghiệp Việt Nam, nhưng trong khoảng 3-4 năm gần đây thì số lượng các vụ kiện do doanh nghiệp Việt Nam kiện các doanh nghiệp nước ngoài lại nhiều hơn. Trong

năm 2007 vừa qua, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam đã tổng kết có tới 60% các đơn kiện là của các doanh nghiệp Việt Nam kiện các doanh nghiệp nước ngoài.

Nguyên nhân của sự chuyển đổi này là do trước đây các doanh nghiệp Việt Nam có tiềm lực yếu, hiểu biết ít nên khi ký kết hợp đồng thì thường vi phạm hợp đồng cho nên các doanh nghiệp nước ngồi hay kiện. Cịn hiện tượng ngược lại như hiện nay là do chúng ta tiến vào hội nhập từ các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ “bơi ra biển lớn” nên cịn rất nhiều non kém.

Chính vì thế, các doanh nghiệp nước ngồi thường lợi dụng sự non kém của các doanh nghiệp Việt Nam cho nên trong các phi vụ làm ăn thì các doanh nghiệp Việt Nam thường bị lép vế và dẫn đến thua thiệt. Mà để tự bảo vệ mình khỏi bị thua thiệt thì buộc doanh nghiệp Việt Nam phải đi kiện doanh nghiệp nước ngoài.31

3.1.2.2. Các quyết định của trọng tài được công nhận nhưng lại không cho thi hành ở một số quốc gia:

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài trong thương mại quốc tế (Trang 63 - 66)