b) Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) 15.
2.2. Vấn đề công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài thương mạ
2.2.1.2. Công nhận và thi hành tại Việt Nam các quyết định của
ngồi:
Năm 1995, Việt Nam gia nhập Cơng ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài và ban hành Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài (tháng 9 năm 1995). Trong sự hợp tác quốc tế rộng mở giữa Việt Nam và thế giới hiện nay, sự công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam trong những điều kiện phù hợp có ý nghĩa chính trị, kinh tế và pháp lý quan trọng.
Trước hết về mặt chính trị, điều đó sẽ thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác và xây dựng giữa nước ta với tất cả các quốc gia hữu quan. Sự công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài ở các quốc gia khẳng định chủ quyền và vị trí quốc gia đó trong đời sống quốc tế. Các quốc gia cần bảo vệ lợi ích khơng chỉ của các cá nhân và pháp nhân nước mình mà cịn cả lợi ích của các cá nhân và pháp nhân nước ngoài. Điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia. Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngồi góp phần thực hiện chủ trương của nhà nước ta - thực hiện quan hệ hợp tác hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới (muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hồ bình độc lập và phát triển). Việc ban hành Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài ngày 14 tháng 9 năm 1995 và việc nước ta gia nhập Công ước New York năm 1958 là việc làm thiết thực tạo tâm lý an toàn cho các nhà kinh doanh trên thế giới trong quan hệ với doanh nghiệp Việt Nam và cũng làm hài lòng các quốc gia muốn bảo vệ lợi ích chínhđáng của các nhà kinh doanh nước họ. Việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài trong các điều kiện hợp lý là phù hợp với xu thế văn minh tiến bộ trên thế giới hiện nay. Chính vì vậy, chính sách đó sẽ được ủng hộ rộng rải trên thế giới.
Về phương diện kinh tế, công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngồi có ý nghĩ rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay. Điều này được thể hiện ở chỗ, nếu như quyết định của trọng tài nước ngồi khơng được công nhận và thi hành tại Việt Nam thì bên nước ngồi sẽ giảm bớt sự đầu tư vì lo ngại rằng trong trường hợp có tranh chấp nảy sinh vàđược giải quyết tại trọng tài nước ngồi, thì bên nước ngồi khó hy vọng bảo vệ được lợi ích của mình, nếu như bên Việt Nam thua kiện và tài sản liên quan tới tranh chấp ở Việt Nam.
Ngoài ra, việc bảo vệ lợi ích kinh tế của các nhân và pháp nhân nước ngoài cũng đồng thời là việc bảo vệ lợi ích kinh tế của cá nhân và pháp nhân nước ta. Về vấn đề này, sự công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài thể hiện trên hai phương diện:
Thứ nhất, việc đó thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa cá nhân và pháp nhân nước ta với
cá nhân và pháp nhân nước ngồi;
Thứ hai, việc đó là cơ sở để các quốc gia khác công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ta tại nước ngồi (ví dụ: Các nước cùng thực hiện nguyên tắc có đi có lại trong việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài).
Về phương diện pháp luật, việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngồi tại nước ta góp phần khắc phục các chỗ hỏng của pháp luật nước ta về vấn đề trọng tài. Pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà ta ký kết có các quy định cho phép các bên chọn trọng tài nước ngồi. Đó là:
- Một số các Hiệp định thương mại song phương được ký kết giữa Việt Nam với các nước cóđiều khoản quy định về việc các bên được phép chọn trọng tài nước ngồi… Ví dụ: Hiệp định giữa Việt Nam và Oxtraylia về thúc đẩy và bảo hộ đầu tư lẫn nhau ngày 05 tháng 3 năm 1993 (mục b Điều 13) quy định cho phép các bên chọn các giải pháp theo sự lựa chọn của họ để giải quyết các tranh chấp liên quan đến đầu tư với các đối tượng có quốc tịch của bên ký kết kia, gồm cả trọng tài của nước thứ ba …
- Một số các văn bản pháp luật về kinh tế đối ngoại, ví dụ, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là văn bản chính điều tiết đầu tư nước ngồi tại Việt Nam, trong đó có quy định những điều khoản về trọng tài: “Tất cả các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp
đồng hợp tác kinh doanh, các bên liên doanh hoặc giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc giữa các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với một doanh nghiệp Việt Nam, trước tiên phải được xử lý thơng qua hịa giải. Trường hợp các bên không đi đến thống nhất qua hịa giải thì sự việc có thể đưa ra một cơ quan trọng tài hoặc toà án Việt Nam, theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Các bên liên doanh, hoặc các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, có thể quy định trong hợp đồng đã được ký kết giữa hai bên việc chọn trọng tài khác để giải quyết tranh chấp của mình.
Tất cả các tranh chấp liên quan đến một hợp đồng BOT (xây dưng- kinh doanh - chuyển giao) sẽ được giải quyết theo một thể thức được quy định trong hợp đồng ký giữa các bên”17
Như vậy, các điều kiện quốc tế kể trên và pháp luật Việt Nam đều quy định cho phép các bên lựa chọn trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp. Điều đó tất yếu dẫn đến việc quyết định của trọng tài nước ngồi có thể cần được công nhận và thi hành tại Việt Nam. Nếu Việt Nam không công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, mà lại cho phép các bên lựa chọn trọng tài nước ngoài để giải quyết tranh chấp, thì sự việc sẽ trở nên vơ nghĩa khi quyết định của trọng tài cần công nhận và thi hành tại
17 Nguyễn Trung Tín- Cơng nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại tại Việt Nam- NXB Tư pháp 2002.
Việt Nam nếu bên phải thi hành không tự nguyện thực thi. Bởi thế, việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài trong trường hợp trên cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc phục khiếm khuyết của pháp luật (đảm bảo cho pháp luật có tính hệ thống).