Vấn đề liên quan tới trật tự công cộng 52.

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài trong thương mại quốc tế (Trang 48 - 50)

b) Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) 15.

2.2.2.4.Vấn đề liên quan tới trật tự công cộng 52.

2.2. Vấn đề công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài thương mạ

2.2.2.4.Vấn đề liên quan tới trật tự công cộng 52.

Một quyết định của trọng tài có thể bị từ chối công nhận và thi hành khi việc công nhận và thi hành quyết định đó mâu thuẫn với trật tự cơng cộng của quốc gia nơi quyết định đó cần được công nhận và thi hành. Cách giải quyết như vậy mang tính chất phổ biến ở các quốc gia. Điều này được thể hiện ngay trong Luật mẫu về trọng tài. Theo Luật mẫu (Điều 36), một quyết định trọng tài có thể bị từ chối cơng nhận và thi hành khi việc công nhận và thi hành quyết định đó mâu thuẫn với trật tự cơng cộng của quốc gia nơi quyết định được đưa ra. Vấn đề đặt ra ở đây là thế nào là trật tự công cộng? Trật tự công cộng của một quốc gia được coi là các nguyên tắc pháp luật mang tính chất nền tảng của hệ thống pháp luật quốc gia đó. Ví dụ, các quốc gia quy định chế độ một vợ một chồng coi việc thừa nhận chế độ đa thê là mâu thuẫn với trật tự công cộng của mình thì khi đó quyết định của trọng tài được tuyên ở quốc gia này nếu vi phạm trật tự cơng cộng đó ở quốc gia khác thì chắc chắn rằng quyết định của trọng tài sẽ không được thi hành trên lảnh thổ của quốc gia nơi có quy định đó. Trong lĩnh vực giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài cũng có nhiều trường hợp tương tự như vậy xảy ra. Ví dụ, ở các quốc gia coi hoạt động kinh doanh sòng bạc là bất hợp pháp thì việc cơng nhận và thi hành quyết định của trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp liên quan tới hoạt động nói trên ở các quốc gia khơng cấm hoạt động đó là vấn đề mâu thuẩn với trật tự công cộng.

20 Nguyễn Trung Tín- Cơng nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại tại Việt Nam- Phụ Lục 1- NXB Tư pháp Hà Nội 2002

Như vậy trật tự cơng cộng có thể là cơ sở để các nhà nước thực hiện quyền kiểm sốt đối với hoạt động của trọng tài. Ví dụ, quyết định của trọng tài về tranh chấp không phù hợp với nguyên tắc chống độc quyền có thể bị từ chối công nhận và thi hành trên cơ sở trật tự công cộng .

Về vấn đề áp dụng hay không áp dụng trật tự công cộng để từ chối công nhận và thi hành quyết định của trọng tài, có thể có hai cách thức giải quyết trái ngược nhau. Việc giải quyết theo cách áp dụng trật tự công cộng sẽ đảm bảo được sự kiểm soát cần thiết của Nhà nước đối với hoạt động của trọng tài, loại trừ được những trường hợp quyết định trọng tài mâu thuẩn với trật tự công cộng. Việc giải quyết theo cách không áp dụng trật tự công cộng sẽ làm tăng thêm khả năng công nhận và thi hành quyết định trọng tài. Vậy thì có áp dụng trật tự cơng cộng với tính chất là một căn cứ để từ chối công nhận và thi hành quyết định của trọng tài hay không? Câu trả lời đây chỉ có thể xác đáng khi nó dựa vào sự phân tích một cách thoả đáng về mặt lợi hại của việc áp dụng hay không áp dụng trật tự công cộng

Nếu chúng ta không áp dụng thì khả năng quyết định của trọng tài được công nhận và thi hành trên thực tế nhiều hơn. Nói một cách khác, những trường hợp loại trừ việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài được giảm bớt. Tuy nhiên, hậu quả của việc này sẽ làm tăng thêm khả năng các quyết định của trọng tài được đưa ra sẽ mâu thuẩn với trật tự với trật tự cơng cộng. Tất nhiên, chúng ta có thể u cầu trọng tài khi giải quyết vụ việc phải tính tới trật tự công cộng của quốc gia nơi trọng tài đưa ra quyết định. Song, chúng ta không thể yêu cầu điều đó ở trọng tài khi vấn đề liên quan đến trật tự công cộng ở quốc gia nơi quyết định cần được công nhận và thi hành (điều này phổ biến đối với các quyết định của trọng tài nước ngoài). Để tránh cho các trường hợp như vậy xảy ra, sự cân nhắc của các bên trong thoả thuận trọng tài, trong thoả thuận chọn luật áp dụng cho nội dung hợp đồng là một điều có thể thực hiện và có ý nghĩa quan trọng. Vấn đề cịn lại thuộc về sự thơng hiểu pháp luật của các bên trong quá trình áp dụng chế định trọng tài. Trong vấn đề này, sự minh bạch pháp luật của các quốc gia trên phạm vi quốc tế đóng một vai trò quan trọng

Nếu một quốc gia nào đó áp dụng trật tự cơng cộng thì những khả năng công nhận và thi hành quyết định trọng tài có thể sẽ bị hạn chế hơn. Song đổi lại, quốc gia ấy sẽ bảo vệ được những giá trị đạo đức của mình. Việc làm thế nào để vẫn áp dụng trật tự công cộng, nhưng vẫn tăng khả năng công nhận và thi hành quyết định của trọng tài, phụ thuộc vào việc các bên phải tính đến pháp luật về trật tự công cộng nơi quyết định trong tài trong tương lai cần được công nhận và thi hành

Ngồi trật tự cơng cộng thơng thường kể trên, ở các quốc gia cịn nói tới trật tự cơng cộng quốc tế. Trong luật mẫu khơng có thật ngữ trật tự cơng cộng quốc tế

chỉ có thuật ngữ trật tự công cộng chung. Song theo các Điều 34, 35 trật tự công cộng được hiểu không chỉ là trật tự công cộng của các quốc gia mà còn cả các vấn đề như sự gian dối, sự tham nhũng hoặc sự vi phạm tính cơng bằng đương nhiên trong hoạt động xét xử. sự khác biệt giữa những quy định về trật tự công cộng của các quốc gia là nguyên nhân làm cho một quyết định của trọng tài có thể được cơng nhận và thi hành ở quốc gia này nhưng lại không được công nhận và thi hành ở quốc gia khác. Trật tự công cộng quốc tế ở đây được hiểu là những giá trị chung được coi là thừa nhận ở các quốc gia.

Đó là các vấn đề về sự khơng vơ tư, trung thực của trọng tài, những chứng cứ mới có tác động tới quyết định trọng tài. Đây là những vấn đề khơng thuộc những vấn đề trình tự, thủ tục của trọng tài, cũng không phải là những vấn đề thuộc trật tự công cộng của các quốc gia. Song, đó là vấn đề về sự trung thực và sự xét xử cơng bằng, do đó nó phải được coi là các tiêu chí chung của cộng đồng. Hay nói một cách khác, đó là vấn đề thuộc trật tự cơng cộng quốc tế. Tuy nhiên, về trật tự công cộng quốc tế liên quan tới các vấn đề mang tính chất đạo đức cịn chưa có quan điểm thống nhất. Xu hướng chung cho rằng các vấn đề đạo đức như buôn bán ma tuý, mại dâm trẻ em, hối lộ, tham nhũng cần được coi là những phạm trù thuộc trật tự cơng cộng quốc tế. Song cũng có những vấn đề ở quốc gia này được coi là trật tự công cộng quốc tế, nhưng ở quốc gia khác thì lại khơng quan niệm như vậy.

Ví dụ: “Các thoả thuận về độc quyền, các thoả thuận về cạnh tranh không lành mạnh ở quốc gia A bị coi là vi phạm trật tự công cộng quốc tế, song ở quốc gia B chúng lại được coi là những hành vi hợp pháp. Do vậy, việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài giải quyết các tranh chấp liên quan tới các thoả thuận trên sẽ gặp phải trở ngại ở quốc gia A vì lý do trật tự công cộng quốc tế, song sẽ không gặp phải trở ngại như vậy ở quốc gia B”.21

Các điều kiện về trật tự công cộng cũng cần được coi là điều kiện không thể thiếu ở mỗi quốc gia, nơi quyết định cần được công nhận và thi hành.

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài trong thương mại quốc tế (Trang 48 - 50)