b) Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) 15.
2.2. Vấn đề công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài thương mạ
2.2.2. Các điều kiện công nhận và thi hành các quyết định của trọng
mại:
Hầu hết các nước trên thế giới có tổ chức trọng tài phát triển đều kiểm soát ở một mức độ nhất định đối với hoạt động của trọng tài trong phạm vi lãnh thổ của mình. Các điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia đều quy định sự cần thiết phải tuân thủ một chuẩn mực tối thiểu về tính khách quan và cơng bằng đối với hoạt động của trọng tài, cho dù đó là của trọng tài trong nước hay của trọng tài nước ngoài (đây là biểu hiện của sự hội nhập pháp lý trong lĩnh vực kinh tế với các chuẩn mực pháp lý – kinh tế thế giới).
Các quốc gia, ở mức độ nhất định đều xem xét việc không công nhận quyết định của trọng tài bằng con đường tòa án. Các căn cứ không công nhận và thi hành quyết định của trọng tài ở các quốc gia có thể có những điểm khác nhau nhất định. Tuy nhiên, trong nổ lực chung của cộng đồng, thông qua việc ký kết các điều ước quốc tế (đặc biệt là các điều ước quốc tế đa phương), sự xích lại giữa các quốc gia về vấn đề này đang là một xu hướng tất yếu. Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề chính là việc đảm bảo cho họat động hiệu quả và có uy tín của trọng tài đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa các cá nhân và pháp nhân không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả trên phạm vi tồn cầu.
Ta thấy rằng vấn đề cơng nhận và thi hành phán quyết của trong tài ở một số quốc gia tuy có những điểm khác nhau, nhưng nhìn chung các điều kiện về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài ở các quốc gia thường bao gồm các điều kiện sau đây: Giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài ; thẩm quyền của trọng tài; sự đảm bảo các quyền tố tụng của các bên; trật tự công cộng; thời hạn; quyền miễn trừ của quốc gia.