Công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài trong thương mại quốc tế (Trang 38 - 41)

b) Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) 15.

2.2. Vấn đề công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài thương mạ

2.2.1.1. Công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước

quốc gia:

Xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia trong luật quốc tế, quyết định của trọng tài một nước chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ nước đó (ví dụ: quyết định của Trung tâm trọng tài Singapo có hiệu lực thi hành tại lãnh thổ Singapo). Tuy nhiên, trong quan hệ quốc tế, các tranh chấp phát sinh trong quan hệ giữa các các nhân và pháp nhân của các nước được trọng tài giải quyết đặt ra nhiều trường hợp phải công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài quốc gia này tại lãnh thổ quốc gia khác. Vấn đề công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài chỉ đặt ra khi các quyết định được tuyên ngoài lãnh thổ quốc gia cần cơng nhận và thi hành (có trường hợp tại lãnh thổ quốc gia đó nhưng chỉ với quyết định của trọng tài không coi là trọng tài trong nước). Thơng thường cơ quan có thẩm quyền thực hiện công việc này là các tòa án và các cơ quan thuộc về hệ thống tư pháp. Sau khi tòa án ra quyết định công nhận quyết định của trọng tài nước ngồi thì quyết định đó được thực hiện ở giai đoạn thi hành án giống như việc

thực thi các quyết định của tòa án quốc gia đó. Về nguyên tắc, việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài được tiến hành trên cơ sở các quy định tố tụng dân sự của quốc gia nơi quyết định cần được cơng nhận và thi hành. Ví dụ: Một pháp nhân Việt Nam và pháp nhân Singapore tranh chấp về hợp đồng đầu tư nước ngoài và thỏa thuận đưa tranh chấp ra Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore; pháp nhân Singapore thắng kiện yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài Singapore. Như vậy, đặt ra một số vấn đề đối với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam liên quan đến việc công nhận và cách thức cho thi hành quyết định đó.

Việc cơng nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài là cần thiết, bởi vì việc cơng nhận và thi hành quyết định của trọng tài nói chung và của trọng tài nước ngồi nói riêng là một trong các giai đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế. Nếu thực hiện chính sách khơng cơng nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngồi thì có nguy cơ lợi ích chính đáng của các bên khơng được bảo vệ, những hành vi không tuân thủ hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật không làm phát sinh hậu quả bất lợi cho các chủ thể các hành vi đó. Sự bất an tồn pháp lý này sẽ kìm hãm các quan hệ mang tính chất dân sự- những quan hệ được xem xét theo trình tự trọng tài.

Việc công nhận thi hành quyết định của trọng tài nước ngồi được tiến hành khơng chỉ trên cơ sở điều ước quốc tế, mà còn trên cơ sở pháp luật quốc gia (theo nguyên tắc có đi có lại hoặc là không trên cơ sở nguyên tắc ấy). Việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài là thẩm quyền của mỗi quốc gia. Không một quốc gia nào hoặc một tổ chức quốc tế bất kỳ nào có quyền bắt buộc một quốc gia nào đó phải thực hiện sự công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. Do vậy, việc một quốc gia ký kết điều ước quốc tế hoặc ban hành văn bản pháp luật về việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài đều xuất phát từ lợi ích của chính quốc gia đó.

Việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngồi, trước hết, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác bình đẳng tự nguyện giữa các các nhân và pháp nhân của các quốc gia. Các quan hệ mang tính chất dân sự khơng có yếu tố nước ngoài làm phát sinh các tranh chấp thường được giải quyết bởi các trọng tài của các quốc gia đó (ít có trường hợp được giải quyết bởi trọng tài nước ngoài). Và việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài cũng chỉ thường đặt ra tại các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia đó mà thơi.

Trong khi đó, quan hệ mạng tính chất dân sự có yếu tố nước ngồi làm phát sinh các tranh chấp thường được giải quyết bởi các trọng tài của các quốc gia khác nhau (thậm chí có trường hợp bởi các trọng tài được thi hành trên cơ sở điều ước quốc tế). Khi đó, các quyết định được tuyên bởi các trọng tài thường cần phải được công nhận và thi

hành tại nước ngồi. Nói cách khác, ở các quốc gia, việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài thường xuyên đặt ra. Nếu vấn đề đó khơng được giải quyết một cách hợp lý thì các trọng tài như vậy sẽ không phát huy được tác dụng, hậu quả tiếp theo là các quan hệ của các bên sẽ không phát triển được một cách bình thường.

Trong đời sống quốc tế hiện nay, khi các quốc gia đều cho phép giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài, việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngồi có ý nghĩa to lớn trên ba phương diện: chính trị, kinh tế và pháp luật.

Về phương diện chính trị: Việc thi hành quyết định của trọng tài nước ngồi sẽ

góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và các dân tộc. Quan hệ hợp tác giữa các quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có vấn đề đảm bảo việc cơng nhận và thi hành quyết định của trọng tài được tuyên tại lãnh thổ quốc gia này ở quốc gia khác. Nếu một quốc gia nào đó từ chối trong mọi trường hợp việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngồi, thì lợi ích của cá nhân đó có thể khơng được bảo vệ trong truờng hợp họ là bên được thi hành ở các quốc gia khác quyết định của trọng tài nước mình (vì các nước đó áp dụng nguyên tắc cóđi có lại). Và điều đó sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ tới sự ban giao giữa các quốc gia thực hiện chính sách đó với quốc gia nước ngoài trên.

Về phương diện kinh tế: Việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước

ngoài là một trong các điều kiện rất quan trọng để thúc đẩy sự hợp tác kinh tế. Bởi vì, về nguyên tắc, các quốc gia phải tạo các điều kiện thuận lợi sau:

- Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cạnh tranh lành mạnh; - Có mơi trường pháp lý thuận lợi đảm bảo cho cuộc cạnh tranh đó; - Có một cơ chế giải quyết tranh chấp thuận lợi;

- Có biện pháp đảm bảo cho các quyết định của tịa án hoặc trọng tài được cơng nhận và thực thi một cách có hiệu quả (kể cả trong nước và nước ngoài).

Về phương diện pháp luật: Việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài

nước ngồi góp phần khắc phục các khiếm khuyết của pháp luật điều chỉnh các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc đối tượng được xem xét bằng con đường trọng tài. Pháp luật nhiều quốc gia thường quy định cho phép các bên lựa chọn trọng tài để giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương mại, trong đó có trọng tài nước ngồi.16

16 Nguyễn Trung Tín- Cơng nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại tại Việt Nam- NXB Tư pháp Hà Nội 2002.

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài trong thương mại quốc tế (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)