b) Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) 15.
2.1. Khái quát chung về trọng tài trong thương mại quốc tế 19.
2.1.2.5. Thi hành quyết định của trọng tài thương mại quốc tế 39.
Thông thường các bên tranh chấp thỏa thuận ngay trong điều khoản trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài rằng: Quyết định của trọng tài là chung thẩm có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên. Quy tắc tố tụng trọng tài của hầu hết các trung tâm trọng tài trong nước và quốc tế đều quy định vấn đề này như một quy tắc tố tụng. Về nguyên tắc, quyết định của trọng tài được tuyên ở nước nào thì chỉ có hiệu lực thi hành trên lãnh thổ của
nước đó, tự chúng khơng thể có giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành trên lãnh thổ của nước khác. Muốn cho quyết định của trọng tài có giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành trên lãnh thổ của nước khác thì theo pháp luật và tập quán quốc tế, nó phải được pháp luật và cơ quan tư pháp có thẩm quyền của nước đó cơng nhận và quyết định chi thi hành. Do đó, đã hình thành chế định công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngồi. Cơng nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngồi là việc cơng nhận và thi hành phán quyết của trọng tài đãđược đưa ra trên lãnh thổ của nước khác so với nước cơng nhận và thi hành phán quyết đó.
Cơ sở pháp lý về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài được ghi nhận trong pháp luật mỗi nước và trong các điều ước quốc tế song phương, đa phương.
Ở Việt Nam, trước đây pháp luật trong nước khơng có quy định cụ thể về vấn đề công nhận và thi hành phán quyết, quyết định của trọng tài nước ngoài. Nhưng trong những năm gần đây, tình hình hoạt động thương mại kinh doanh, đầu tư quốc tế diễn ra mạnh mẽ nên việc ghi nhận chế định công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài đã trở nên rất cần thiết. Trên cơ sở đó, năm 1995 nước ta đã chính thức gia nhập cơng ước New York và đã ban hành pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài nước ngoài.
Thực tế cho thấy việc thi hành quyết định của trọng tài vẫn cịn hạn chế và chưa có hiệu lực chung thẩm bắt buộc các bên phải thi hành tại một số quốc gia. Có những quyết định của trọng tài được công nhận nhưng không được thi hành, nếu giữa các quốc gia khơng có mối quan hệ về mặt pháp lý cũng như khơng có sự tương đồng về luật pháp. Trên nguyên tắc quyết định của trọng tài có hiệu lực thi hành trên lãnh thổ của quốc gia khác nếu luật quốc gia của họ có quy định điều đó. Hoặc các nước đã ký kết với nhau các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương, đặt biệt là các quy phạm xung đột. Theo đó các quy phạm xung đột khơng trực tiếp giải quyết cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên mà nó dẫn chiếu đến một hệ thống pháp luật của một nước nào đó nhằm giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Ngồi ra, việc tịa án của một quốc gia công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài ở một nước khác cũng như dựa trên nguyên tắc “có đi, có lại” giữa các quốc gia. Do vậy nếu giữa các quốc gia không ký kết điều ước quốc tế hoặc trong các quy phạm xung đột không dẫn chiếu chọn luật áp dụng thì quyết định của trọng tài cũng khơng được thi hành. Điều đó đưa đến việc lựa chọn hình thức trọng tài để giải quyết tranh chấp suy cho cùng lại khơng có ý nghĩa gì cả, vì nó khơng đem lại hiệu quả như các bên mong muốn. Do vậy vấn đề công nhận và thi hành quyết định của trọng tài là một vấn đề đặc biệt quan trọng để giúp cho cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày các được các bên tin tưởng, lựa chọn và hiệu lực ra phán quyết của trọng tài viên ngày càng cao, có như vậy thì phương thức trọng tài mới
thật sự là cơ chế giải quyết tranh chấp trong kinh doanh tốt nhất để các thương gia lựa chọn áp dụng.