Các quyết định của trọng tài bị đưa ra Tòa án xin hủy

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài trong thương mại quốc tế (Trang 67 - 68)

b) Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) 15.

3.1.2.3.Các quyết định của trọng tài bị đưa ra Tòa án xin hủy

3.1. Thực tiển giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong thương mạ

3.1.2.3.Các quyết định của trọng tài bị đưa ra Tòa án xin hủy

nhiều:

Trong năm 2005, một hiện tượng đáng lo ngạy và có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hoạt động trọng tài, đặc biệt là VIAC. Đó là số lượng các quyết định của các hội đồng trọng tài thuộc VIAC bị đề nghị hủy ngày càng nhiều. Cụ thể đã có 8 quyết định của trọng tài bị đề nghị hủy, có nhiều nguyên nhân đã dẫn đến hiện tượng này:32

Dưới góc độ pháp lý: Có thể nói khung pháp lý về trọng tài còn nhiều bất cập. Các quy định về căn cứ yêu cầu hủy quyết định trọng tài, căn cứ hủy quyết định trọng tài, mối quan hệ giữa Tòa án và trọng tài trong việc tòa án giải quyết đơn yêu cầu hủy, quyết định của trọng tài…còn thiếu rõ ràng, địi hỏi cần phải sửa đổi hoặc có quy định cụ thể hơn.

Việc pháp lệnh quy định các trung tâm trọng tài phải chuyển hồ sơ cho Tòa án khi tòa án giải quyết yêu cầu hủy quyết định trọng tài của các bên đã gây ra nhiều khó khăn cho cả VIAC và Tịa án. Trong thực tế quy định này không phù hợp với thông lệ trọng tài quốc tế.

Trong thời gian qua VIAC thường xuyên phải giải quyết hoặc giải thích với tịa án cũng như các bên có liên quan về việc gửi hồ sơ vụ kiện, vấn đề cung cấp bằng chứng và nghĩa vụ chứng minh của các bên. Với các quy định của pháp lệnh đang có nguy cơ dẫn tới các quyết định của trọng tài trở thành những bản án sơ thẩm. Trong khi cả pháp lệnh trọng tài thương mại (K4-Điều 53) và nghị quyết của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành pháp lệnh đều quy định rất rõ hội đồng xét xử không xét lại nội dung vụ tranh chấp khi xét đơn yêu cầu mà chỉ đối chiếu quyết định trọng tài với những quy định Điều 54 của pháp lệnh về căn cứ hủy quyết định trọng tài đã ra quyết định. Tuy nhiên trong thực tế khi giải quyết đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài, các tòa thường yêu cầu VIAC cung cấp hồ sơ toàn bộ vụ kiện. Điều này gây khó khăn cho VIAC vì việc gửi hồ sơ vụ kiện rất phức tạp, nhiều vụ viện có khối lượng hồ sơ rất lớn có vụ có trọng lượng hàng chục kilogam, hoặc hàng nghìn trang văn bản được thể hiện dưới nhiều dạng phức tạp khác nhau. Bên cạnh đó theo quy định của pháp

lệnh, các trung tâm trọng tài có nghĩa vụ lưu giữ hồ sơ nên không đảm bảo nếu hồ sơ bị thất lạc khi chuyển giao cho Tịa án.

Tóm lại, trong bất kỳ xã hội nào, dưới một hệ thống pháp luật nào hay một cơ chế xét xử nào cũng có những ưu điểm và khuyết điểm riêng của nó, vấn đề đặt ra là mức độ của những ưu và nhược điểm đó chúng ta có thể chấp nhận được và đồng thời phải nhìn nhận chúng một cách thực tế để từ đó đúc kết được những kinh nghiệm, những bài học quý báu để từng bước xây dựng và hồn thiện cho cơ chế giải quyết đó ngày một tốt hơn. Ở Việt Nam vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật cho cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đang ngày càng được các cơ quan có thẩm quyền chú trọng và hồn thiện. Sau đây chỉ là một số đề xuất hoàn thiện cho quy định của pháp luật trước tình hình áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ở nước ta hiện nay.

3.1.3.2. Một số đề xuất hoàn thiện cho quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC):

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài trong thương mại quốc tế (Trang 67 - 68)