Xác định thẩm quyền của trọng tài 47.

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài trong thương mại quốc tế (Trang 44 - 46)

b) Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) 15.

2.2.2.2.Xác định thẩm quyền của trọng tài 47.

2.2. Vấn đề công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài thương mạ

2.2.2.2.Xác định thẩm quyền của trọng tài 47.

Thẩm quyền của trọng tài ở các quốc gia dựa trên hai cơ sở: trong lĩnh vực mà pháp luật cho phép và trong thỏa thuận trọng tài. Nếu trọng tài (Hội đồng trọng tài từ trọng tài thường trực hoặc trọng tài sự vụ) khơng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì mọi hành vi của nó (bao gồm cả quyết định mà nó đưa ra) đều vơ hiệu. Bởi vậy, việc trọng tài khơng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp được coi là một căn cứ xác đáng để từ chối công nhận và thi hành quyết định của trọng tài. Điều này được thừa nhận trong pháp luật của các quốc gia có chế định trọng tài phát triển. Về vấn đề này, theo Công ước quốc tế giải quyết các tranh chấp đầu tư giữa các nước với kiều dân của nước khác năm 1965 (mục b khoản 1 Điều 52) quy định mỗi bên đều có thể đề nghị hủy bỏ quyết định của trọng tài nếu có cơ sở cho rằng trọng tài đã vượt quá thẩm quyền của mình một cách rõ ràng. Điều này cũng được ghi nhận trong Luật mẫu. Theo điều 36 luật mẫu (đoạn 3 mục a khoản 2), quyết định của trọng tài có thể bị toàn án hủy bỏ nếu quyết định về tranh chấp không được đề cập trong thỏa thuận trọng tài, hoặc vượt quáđiều trong thỏa thuận, hoặc đối tượng tranh chấp theo pháp luật không thể giải quyết bằng trọng tài. Như vậy, việc trọng tài vi phạm thẩm quyền có thể xảy ra ở các trường hợp khác nhau như: trọng tài khơng có thẩm quyền, trọng tài vượt quá thẩm quyền, trọng tài không giải quyết hết các vấn đề mà các bên yêu cầu.

Thứ nhất, đối với trường hợp khi trọng tài khơng có thẩm quyền, các căn cứ về việc này có thể là do trọng tài vượt quá thẩm quyền, hoặc trong thỏa thuận trọng tài các bên không chọn trọng tài hoặc thỏa thuận đó ghi nhận việc chọn trọng tài nhưng thỏa thuận lại bị vô hiệu (ví dụ do các bên khơng có tư cách pháp lý hoặc hình thức thoả thuận trọng tài không phù hợp với yêu cầu của pháp luật). Trong trường hợp như vậy, tồn án sẽ khơng cơng nhận và thi hành quyết định của trọng tài (cho dù quyết định đó cần được thi hành ở quốc gia nơi quyết định được đưa ra hay ở một quốc gia khác nơi cần được công nhận và thi hành quyết định). Tuy nhiên, trường hợp nào trọng tài bị coi

18 Nguyễn Trung Tín- Cơng nhận và thi hành phán quyết của trọng tài thương mại tại Việt Nam- NXB Tư Pháp Hà Nội 2002

là khơng có thẩm quyền lại được giải quyết ở mỗi quốc gia khơng giống nhau. Ví dụ, các điều kiện để một thoả thuận trọng tài được coi là hợp pháp được ghi nhận trong pháp luật của các quốc gia có thể khác nhau. Do vậy, quyết định của trọng tài có thể khơng được công nhận và thi hành ở quốc gia này vì lý do trọng tài khơng có thẩm quyền, nhưng lại có thể được cơng nhận và thi hành ở quốc gia khác vì lý do trọng tài có thẩm quyền.

Thứ hai, đối với trường hợp trọng tài vượt quá thẩm quyền, đó là trường hợp, khi giải quyết vụ việc, trọng tài có thể giải quyết khơng chỉ vấn đề mà các bên yêu cầu, mà còn cả vấn đề mà các bên không yêu cầu. Trong trường hợp này người ta nói rằng trọng tài đã vượt quá thẩm quyền. Theo Luật mẫu (Điều 36), một quyết định trọng tài có thể bị bác bỏ nếu bên yêu cầu chứng minh rằng quyết định đề cập tới tranh chấp mà khơng được các bên có ý định nhờ tới trọng tài giải quyết, hay không nằm trong phạm vi những điều khoản được đệ trình lên trọng tài giải quyết hoặc quyết định đó bao gồm cả quyết định về những vấn đề không nằm trong nội dung thoả thuận trọng tài. Tuy nhiên, cũng theo Luật mẫu (Điều 36), nếu quyết định của trọng tài về những vấn đề được các bên yêu cầu trọng tài giải quyết có thể tách được khỏi những vấn đề khơng được các bên đệ trình, thì những phần quyết định nào có những nội dung khơng được các bên yêu cầu mới bị bác bỏ. Việc quy định vấn đề không công nhận quyết định của trọng tài khi quyết định đề cặp tới vấn đề không được các bên yêu cầu giải quyết là một việc làm phù hợp với chế định trọng tài. Nếu công nhận và thi hành quyết định của trọng tài trong trường hợp đó thì có nghĩa là ý chí chọn trọng tài của các bên khơng được tơn trọng.

Trong điều kiện đó, chính tồ án đã vi phạm các quy định của pháp luật về chế định trọng tài. Ngoài ra, việc quy định công nhận và thi hành phần quyết định của trọng tài liên quan tới các vấn đề được các bên đệ trình, nếu có thể tách được các vấn đề khơng được các bên đệ trình với các vấn đề được các bên đệ trình cũng là phù hợp với chế định trọng tài. Bởi nếu trong trường hợp ngược lại (không công nhận quyết định của trọng tài nói chung) thì khi đó hoạt động của trọng tài sẽ không thể đạt hiệu quả mong muốn. Sự sơ suất của trọng tài cũng như của toà án (do nhiều nguyên nhân khác nhau) là khó tránh khỏi. Do đó, việc loại trừ các sơ suất nói trên là một vấn đề cần đặt ra. Song, chắc chắn sẽ là tốt hơn khi vừa tìm cách loại trừ các sơ suất đó, vừa đảm bảo thực hiện những thành quả mà hoạt động của trọng tài đạt được. Làm như vậy sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những mặt tiêu cực mà các sơ suất có thể gây ra. Nói cách khác, giải quyết sự việc theo chiều hướng làm cho những phần công việc mà trọng tài thực hiện đúng thẩm quyền của mình khơng bị ảnh hưởng bởi những công việc mà trọng tài đã vượt quá thẩm quyền.

Thứ ba, đối với trường hợp, quyết định của trọng tài chỉ đề cập tới một số vấn đề trong tổng số vấn đề mà các bên yêu cầu. Về trường hợp này, có hai quan điểm trái ngược nhau: quan điểm ủng hộ việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài và quan điểm từ chối công nhận và cho thi hành quyết định đó. Những người ủng hộ quan

điểm thứ nhất cho rằng trường hợp này quyết định của trọng tài được coi là hợp pháp đối với phần được các bên yêu cầu, vì các vấn đề đó đãđược các bên thoả thuận đưa ra trọng tài và trọng tài có thẩm quyền đưa ra quyết định về những vấn đề như vậy. Những người ủng hộ quan điểm thứ hai thì cho rằng quyết định của trọng tài cần mang tính tổng thể, bởi sự cơng nhận và thi hành quyết định của trọng tài chỉ về một vấn đề trong số tổng thể các vấn đề mà các bên yêu cầu sẽ không đáp ứng ý chí chung của các bên khi chọn trọng tài giải quyết tranh chấp. Điều quan trọng ở đây là cần phải xem xét nội dung những vấn đề được trọng tài giải quyết. Bởi vì, có những trường hợp xảy ra trong thực tế là những vấn đề không được đề cập nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đến mức nếu như nó được đề cập tới thì tồn bộ quyết định có thể bị thay đổi, thậm chí theo chiều lệch (bên thắng kiện sẽ trở thành bên thua kiện). Trong những trường hợp như vậy sẽ là hợp lý khi bên phải thi hành các quyết định như vậy phản đối sự công nhận và thi hành. Điều này được đề cập trong pháp luật một số quốc gia nhưng không được đề cập trong Luật mẫu và trong Công ước New York năm 1958.

Vịêc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài thương mại trong nước và trọng tài thương mại nước ngoài, ngoài những quan điểm giống nhau về thẩm quyền trọng tài cịn có những điểm khác nhau cơ bản là: đối với quyết định của trọng tài thương mại trong nước, tồ án có thẩm quyền thường căn cứ vào pháp luật của quốc gia mình, cịn đối với quyết định của trọng tài nước ngồi, tồ án khơng chỉ căn cứ vào pháp luật của quốc gia mình mà cịn căn cứ vào pháp luật của quốc gia nơi có trọng tài giải quyết tranh chấp.

Điều kiện về thẩm quyền của trọng tài cũng cần được coi làđiều kiện tiên quyết, bởi nếu trọng tài khơng có thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền, thì quyết định của trọng tài chắc chắn sẽ không bảo vệ được lợi ích chính đáng của các bên. Tuy nhiên, pháp luật không thể phủ nhận quyết định của trong tài trong mọi trường hợp khi có sự vi phạm thẩm quyền. Vì vậy, pháp luật về chế định trọng tài cần có quy định rõ ràng, chi tiết, bởi nếu không, không những không làm giảm bớt được các trường hợp vi phạm, mà cịn khơng thể xét công nhận và thi hành quyết định của trọng tài trên thực tế.

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài trong thương mại quốc tế (Trang 44 - 46)