b) Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) 15.
2.2. Vấn đề công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài thương mạ
2.2.2.6. Vấn đề liên quan tới quyền miễn trừ các quốc gia 56.
Trong việc công nhận và thi hành quyêt định của trọng tài trong nước, vấn đề quyền miễn trừ quốc gia không đặt ra. Song, trong việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngồi, vấn đề quyền miễn trừ quốc gia ln ln được sử dụng. Vấn đề này không chỉ đặt ra với việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài, mà cịn đặt ra trong cả q trình tố tụng bằng trọng tài, cũng như trong cả quá trình tố tụng dân sự bằng con đường tồ án. Nói cách khác, vấn đề quyền miễn trừ quốc gia luôn đặt ra trong tố tụng dân sự quốc tế. Trong lĩnh vực đó, quốc gia nước ngồi có quyền miễn trừ tư pháp. Cơ sở của quyền miễn trừ này chính là ngun tắc tơn trọng chủ quyền quốc gia và nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia về chủ quyền
Nôi dung quyền miễn trừ này được thể hiện ở các điểm sau đây: quốc gia nước ngồi khơng thể là bị đơn trước toà án quốc gia sở tại nếu quốc gia nước ngồi khơng đồng ý ( hay không từ bỏ quyền miễn trừ); tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia nước ngồi khơng thể là đối tượng của các vụ kiện nếu không được sự đồng ý của quốc gia nước ngồi; tồ án khơng thểáp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm đảm bảo thi hành án trong quan hệ với quốc gia nước ngoài; quyết định của tồ án khơng thể được thực thi cưỡng chế với quốc gia nước ngồi. Điều này xuất phát từ ngun tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia.
Trên thực tế, việc áp dụng các quyền miễn trừ đó ở các quốc gia có sự khác nhau. Điều này phụ thuộc vào việc các quốc gia theo quan điểm quyền miễn trừ tuyệt đối ( với tất cả các nội dung trên) hay là theo quan điểm quyền miễn trừ hạn chế. Quan điểm về quyền miễn trừ tuyệt đối được áp dụng phổ biến ở các quốc gia xã hội chủ nghĩa trước đây (ví dụ, như ở trung quốc). Quan điểm về quyền miễn trừ hạn chế được áp dụng chủ yếu ở các quốc gia Châu Âu - lục địa, Mỹ, Ca-na-da …
Việc áp dụng quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia nước ngồi trong việc cơng nhận và thi hành quyết định của trọng tài thường đặt ra khi bên nguyên đơn yêu cầu thi hành một quyết định trọng tài gây bất lợi cho bị đơn là một quốc gia ( trong trường hợp quốc gia đó khơng tự nguyện thực thi quyết định). Ở các quốc gia theo học thuyết quyền miến trừ tuyệt đối, việc thi hành cưỡng chế mọi quyết định của toà án cũng như trọng tài đối với quốc gia là một điều không thể chấp nhận. Song, đối với các quốc gia theo học thuyết quyền miễn trừ hạn chế, trường hợp thi hành cưỡng chế với quyết định toà án cũng như trọng tài trong một số trường hợp là có thể chấp nhận. Điều này được quy định ở các quốc gia như: Áo, Đức, Anh , Mỹ và nhiều nước khác. Đó là việc thi hành các
quyết định của toà án cũng như trọng tài vẫn được tiến hành với các khoản tiền được dùng cho mục đích thương mại của các quốc gia thua kiện ( bên phải thi hành).
Điều kiện về quyền miễn trừ của quốc gia là điều kiện đương nhiên trong đời sống quốc tế hiện nay, bởi điều này xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng vể chủ quyền giữa các quốc gia một nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Tuy nhiên, việc hiểu điều đó như thế nào và quy định về điều kiện ấy ra sao trong pháp luật để vừa đảm bảo được lợi ích chính đáng của các bên, vừa khơng vi phạm các nguyên tắc pháp lý mang tính chất nền tảng là cơng việc thuộc chính sách của mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, vấn đề khác nhau ở các quốc gia trong việc thi hành quyết định của trọng tài là ở chổ, đối tượng của việc thi hành quyết định trọng tài là mọi tài sản thương mại ở quốc gia thi hành (ở Anh) hay chỉ đơn thần là tài sản đang hoặc đã được sử dụng trong thương mại (ở Pháp). Thực tiễn ở các quốc gia về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài liên quan tới quyền miễn trừ cho thấy rằng việc công nhận và cho thi hành quyết định của trong tài vẫn gặp phải những trở ngại nhất định, ngay cả trường hợp thoả thuận trọng tài được coi là hồn hảo. Lối thốt hiện nay cho vấn đề này là các quốc cần ký kết các điều ước quốc tế trong đó ghi nhận rõ ràng sự từ chối quyền miễn trừ không chỉ trong khâu xét xử mà cả trong khâu thi hành quyết định của toà án cũng như quyết định của trọng tài.
Đây là điều phù hợp với lẽ công bằng và thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế, bởi không thể tồn tại việc cho phép các bên chọn trọng tài, trong khi đó lại khơng sẵn sàng công nhận và thi hành quyết định mà nó thơng qua trên cơ sở luật định.
Chương 3:
THỰC TIỂN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI TRONG