Các quyết định của trọng tài được công nhận nhưng lạ

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài trong thương mại quốc tế (Trang 66 - 67)

b) Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) 15.

3.1. Thực tiển giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong thương mạ

3.1.2.2. Các quyết định của trọng tài được công nhận nhưng lạ

Về nguyên tắc trọng tài của một quốc gia chỉ có quyền cơng nhận và thi hành các quyết định của trọng tài trên lãnh thổ của quốc gia mình. Điều đó xuất phát từ ngun tắc chủ quyền quốc gia trong luật quốc tế. Việc phán quyết được tuyên ở một quốc gia khơng có nghĩa là nó sẽ được thi hành ở một quốc gia khác; mà việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài trên lãnh thổ của quốc gia khác hoàn toàn phụ thuộc vào pháp luật và tập quán quốc tế, đồng nghĩa với việc nó phải được pháp luật và cơ quan tư pháp có thẩm quyền cuả nước đó cơng nhận và quyết định cho thi hành hoặc dựa trên điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương và các hiệp định tương trợ tư pháp có liên quan. Thực tiển giải quyết tranh chấp cho thấy các quốc gia phải ngày càng ký với nhau nhiều điều ước quốc tế để đảm bảo cho quyết định của trọng tài được công nhận và cho thi hành một cách phổ biến và rộng rãi. Đây cũng là vấn đề gây nhiều khó khăn cho trọng tài bởi vì nếu phán quyết được cơng nhận nhưng khơng được thi hành thì suy cho cùng nó khơng có ý nghĩa gì cả, điều đó làm cho giới kinh doanh e ngại khi lựa chọn phương thức trọng tài.

Ngoài ra, việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài là việc cần thiết của quốc gia và là việc làm có ý nghĩa quan trọng bởi nó là điều kiện cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của cá nhân và pháp nhân nước ngồi. Ví dụ, một người nước ngoài được hưởng di sản thừa kế ở Việt Nam theo quyết định của tòa án nước ngồi. Nếu tịa án và cơ quan có thẩm quyền khác của Việt Nam không cho công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định đó thì người nước ngồi nêu trên sẽ khơng thể hưởng di sản ấy trong trường hợp người chiếm hữu di sản không tự nguyện thực hiện. Bên cạnh đó, việc cơng nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài sẽ có thể làm thiệt hại đến lợi

ích của cá nhân và pháp nhân của chính quốc gia nơi quyết định đó được cơng nhận và thi hành. Chẳng hạn, nếu quyết định của tịa án và trọng tài nước ngồi về đền bù thiệt hại trong hợp đồng không được công nhận tại Việt Nam trong các điều kiện phù hợp thì cá nhân và pháp nhân Việt Nam khó có thể tham gia vào các quan hệ hợp đồng với các bên nước ngoài trong tương lai (trên nguyên tắc có đi có lại). Điều này cũng đã góp phần gây ảnh hưởng cho chính quốc gia không cho công nhận và thi hành quyết định của trọng tài.

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài trong thương mại quốc tế (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)