Những thuận lợi cho việc áp dụng cơ chế giải quyết bằng trọng

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài trong thương mại quốc tế (Trang 55 - 60)

b) Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) 15.

3.1.1.Những thuận lợi cho việc áp dụng cơ chế giải quyết bằng trọng

3.1. Thực tiển giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong thương mạ

3.1.1.Những thuận lợi cho việc áp dụng cơ chế giải quyết bằng trọng

thương mại hiện nay:

Hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư của nước ta đang từng bước hoàn thiện theo hướng phù hợp với tập quán và pháp luật thương mại quốc tế. Việt Nam đã đàm phán và ký kết hơn 50 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định thương mại tự do, Hiệp định đối tác kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc... Theo đó, hầu hết các Hiệp định đều có quy định về giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư quốc tế bằng con đường thương lượng, hoà giải, Toà án và Trọng tài.

Thông tin từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết, hiện cả nước có gần 300.000 doanh nghiệp và gần 10.000 dự án đầu tư nước ngồi được cấp phép hoạt động. Q trình hội nhập kinh tế quốc tế đã dẫn đến các tranh chấp thương mại, đầu tư có yếu tố nước ngoài ngày càng trở nên phức tạp.Việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế bằng phương thức Trọng tài đang được cộng đồng doanh nghiệp trên thế giới ưa chuộng. Bởi Trọng tài có 07 điểm ưu việt đó là: Tính chung thẩm và hiệu lực của quyết định Trọng tài đối với việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế, tính bí mật, liên tục, linh

22 Hoài Nguyên- Giải quyết tranh chấp thương mại trong WTO: sân chơi năng động đầy nghiệt ngã- báo đời sống pháp luật- tháng 6/2007 (http://www.doisongphapluat.com.vn)

hoạt, tiết kiệm thời gian, duy trì được quan hệ đối tác và cho phép các bên sử dụng kinh nghiệm của chuyên gia trong quá trình giải quyết tranh chấp. Đồng thời, khơng phải mọi Tồ án đều có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại quốc tế, để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế, nếu các bên không quy định, hoặc trong Điều ước quốc tế hữu quan không quy định, người ta thường dựa vào các quy phạm xung đột theo quy định của tư pháp quốc tế. Với một số đặc điểm: Xét xử công khai, giải quyết theo 2 cấp: Sơ thẩm và phúc thẩm, việc thi hành bắt buộc phán quyết của Toà án nước ngoài tại nước sở tại là rất khó khăn... nên các bên ít đưa tranh chấp ra Toà án (ở Việt Nam khoảng 30% tranh chấp thuộc loại này được giải quyết thơng qua Tồ án).

Ngoài ta, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với Nhà nước tiếp nhận đầu tư, phương thức giải quyết tranh chấp tại Toà án quốc gia tiếp nhận đầu tư, thông thường không được các bên ưa thích lựa chọn, do cịn e ngại về tính khách quan vơ tư. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, có thể thực hiện theo thủ tục của Uỷ ban luật thương mại quốc tế của LHQ (UNCITRAL), hoặc cơ chế giải quyết theo Công ước Washington... Đây là những ưu thế mà cơ chế trọng tài được các bên lựa chọn ngày càng nhiều.23

Cùng với sự phát triển của các quan hệ tranh chấp kinh tế, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càng được ưa chuộng bởi những ưu thế nổi bật mà nó mang lại cho các doanh nghiệp

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức trọng tài còn chiếm ưu thế hơn so với giải quyết bằng con đường toà án. Thứ nhất là thủ tục giải quyết đơn giản và nhanh. Thứ hai là bảo đảm bí mật (xử kín). Điều này rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó liên quan đến vấn đề uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Thứ ba, các trọng tài viên là những chuyên gia hàng đầu. Ví dụ như Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam có tới 117 trọng tài viên trong nước và 6 trọng tài viên quốc tế là những chuyên gia đầu ngành của hầu hết các ngành trọng yếu. Trình độ các trọng tài viên thường là tiến sĩ thấp cũng là cao học và hầu hết đều được đào tạo ở nước ngoài. Ưu thế thứ tư, xét xử bằng cơ chế trọng tài chỉ một lần nên nó là chung thẩm. Quyết định của trọng tài buộc các bên phải thi hành ngay, nếu không sẽ được chuyển sang cơ quan thi hành án dân sự thi hành.24

Bên cạnh đó, cùng với sự tiến bộ và phát triển của xã hội, hoạt động cung cấp thông tin phổ biến kiến thức pháp luật về các trung tâm trọng tài nổi tiếng trên thế giới ngày càng được giới thương gia quan tâm tìm hiểu và lựa chọn ra các trung tâm trọng tài

23 T.L- Giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư có yếu tố nước ngồi: chọn trọng tài hay toà án?-báo đời sống pháp luật- tháng 4/2006.

24 Minh Tú- Giải quyết tranh chấp thương mại: Vì sao bỏ qua trọng tài?- Báo diễn đàn doanh nghiệp- tháng 4/2008. (http://www.dddn.com.vn)

phù hợp cho việc giải quyết tranh chấp của mình. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và thu thập thông tin về trọng tài cho các nhà kinh doanh biết đến ở những quốc gia khác nhau thì hầu hết các trung tâm trọng tài đều xây dựng cho mình những trang

web riêng. Thông qua trang web này các đối tượng liên quan có thể tìm hiểu về pháp luật

trọng tài ở các quốc gia một cách thuận tiện. Ngày nay việc lựa chọn cơ chế trọng tài để giải quyết tranh chấp khơng cịn xa lạ gì với các nhà kinh doanh đặc biệt là trong môi trường quốc tế. Vì thế, hiện nay và trong tương lai trọng tài sẽ ngày càng được nhiều người biết đến. Trên thế giới có khoảng 11 trung tâm trọng tài lớn với nhiều tên gọi khác nhau, đáng lưu ý là Hiệp hội trọng tài Mỹ (American Arbitration Association- AAA), Trọng tài quốc tế ICC (International Chamber of Commerce), Trọng tài Gafta (The Grain and Feed Trade Association),… Ở Việt Nam có trung tâm trọng tài quốc tế VIAC, đây là trung tâm trọng tài quốc tế được thành lập bên cạnh Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam. Ở đây thì hoạt động cung cấp thơng tin phổ biến kiến thức pháp luật thương mại, pháp luật trọng tài cho doanh nghiệp cũng được trung tâm trọng tài quốc tế duy trì, phát triển trong nhiều năm qua. VIAC thường cung cấp thông tin và tư vấn cho doanh nghiệp về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nói chung và trọng tài tại VIAC nói riêng dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm: Cung cấp quy tắc tố tụng trọng tài, cung cấp các văn bản pháp luật liên quan đến trọng tài trong nước và quốc tế; trả lời qua điện thoại liên quan các câu hỏi của doanh nghiệp về thủ tục khởi kiện của trọng tài, lựa chọn trọng tài viên,… Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và thu thập thông tin về trọng tài cũng như quảng bá hoạt động, VIAC đã xây dựng trang web (www.viac.org.vn), thông qua trang web này, các đối tượng liên quan có thể tìm hiểu các thơng tin về VIAC cũng như các thông tin về pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam và quốc tế một cách thuận tiện.

Bên cạnh đó vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài ngày càng được chú trọng và nâng cao, vì thế hiệu lực ra quyết định của trọng tài có giá trị thi hành trên lãnh thổ của quốc gia khác đã tạo điều kiện cho giới kinh doanh lựa chọn cơ chế này càng nhiều. Để bảo đảm cho việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài được phát huy một cách hiệu quả.

Bên cạnh các điều ước quốc tế cịn có các Hiệp định tương trợ tư pháp về việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài thương mại. So với các Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư thì các Hiệp định tương trợ tư pháp có hai điểm khác nhau cơ bản là: Thứ nhất, chúng điều chỉnh một cách trực tiếp chứ khơng viện dẫn hồn tồn vào pháp luật quốc gia, vì thế sự điều chỉnh cũng đề cập một cách chi tiết và cụ thể hơn; Thứ hai, đối tượng điều chỉnh của chúng là các quyết định của các trọng tài nói chung, chứ khơng chỉ các quyết định trọng tài về tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư, các Hiệp định tương trợ tư pháp điển hình là Hợp đồng tương trợ tư pháp với Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc năm 1992 quy định: “Nước ký kết được yêu cầu thấy rằng việc công nhận và thi hành quyết định không phương hại đến chủ quyền và an ninh hoặc không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình”25. Việc quy định như vậy sẽ loại trừ được các trường hợp công nhận và thi hành quyết định của trọng tài mâu thuẫn với trật tự công cộng. Điều này không chỉ phù hợp với pháp luật nước ta mà còn phù hợp với các quốc gia trên thế giới; các Hiệp định tương trợ tư pháp với Bunrari (1986), Nga (1998), Trung Quốc (1998), URaina (2000),… đã tạo cho cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài những bước đi vững vàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc ký kết được nhiều Điều ước về các Hiệp định tương trợ tư pháp đã làm cho hiệu lực ra phán quyết của trọng tài được thi hành một cách rộng rãi không chỉ trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia mà còn liên quan đến nhiều quốc gia khác. Là các bên liên quan trong q trình tranh chấp, là thành viên Cơng ước thuận lợi trong việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài, chúng ta không thể không đề cập đến Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành quyết định trọng tài được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thơng qua ngày 07 tháng 6 năm1958 có hiệu lực ngày 07 tháng 6 năm 1959, Việt Nam là thành viên Công ước ngày 28 tháng 7 năm 1995, đây là Công ước quan trọng nhất trong việc đảm bảo công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài, nó là Điều ước quốc tế đa phương với sự tham gia của nhiều quốc gia. Do vậy phán quyết của trọng tài được tuyên ở một quốc gia là thành viên Cơng ước sẽ có hiệu lực thi hành trên lãnh thổ của tất cả các quốc gia khác là thành viên Cơng ước, nếu quốc gia đó liên quan đến việc tranh chấp thì phán quyết của trọng tài sẽ có giá trị chung thẩm và bắt buộc các bên phải thi hành mà không cần viện dẫn luật quốc gia của nước đó có quy định điều đó hay khơng. Như vậy Cơng ước có phạm vi điều chỉnh rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp ngày một tốt hơn. Đồng thời, cũng thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia đặc biệt là trong lĩnh vực mua bán hàng hố quốc tế, bởi vì đây là lĩnh vực phức tạp và thường xuyên phát sinh nhiều tranh chấp do vậy nếu tạo được điều kiện cho các bên tin tưởng đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết thì hiệu quả đạt được sẽ rất cao, đồng thời tiết kiệm được thời gian, chi phí, đặc biệt là bảo đảm được tính bí mật trong kinh doanh.

Để bảo đảm cho cơ chế trọng tài ngày càng phát huy hiệu quả thì hiện nay, tại các trường Đại học ở các quốc gia công tác đào tạo trọng tài viên được đẩy mạnh. Vì thế việc sử dụng trọng tài viên và các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hàng hải, đầu tư, bảo hiểm, ngân hàng, … đã được đề cao và phát triển ở các quốc gia, điều này cũng là một trong các ưu thế để trọng tài tiếp tục được hoàn thiện và phát triển.

Ở Việt Nam trung tâm trọng tài quốc tế VIAC thì hoạt động đào tạo cũng được triển khai đều đặn thơng qua hình thức trực tiếp hoặc giới thiệu trọng tài viên tham gia giảng dạy tại các khoá đào tạo do các cơ quan tổ chức.

Trong năm 2005, trong khuôn khổ dự án tăng cường việc sử dụng trọng tài thương mại do chính phủ Đan Mạch tài trợ thơng qua đầu mối là VCCI, VIAC đã tham gia kế hoạch triển khai dự án này, VIAC đã phối hợp với VCCI mở hai khoá đào tạo “Nhưng bài học đắc giá trong đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại” tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nội dung khố học gồm hai phần, hợp đồng thương mại và trọng tài thương mại. Khoá học nhằm cung cấp cho doanh nghiệp những hiểu biết cơ bản về đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và kỹ năng soạn thảo điều khoản trọng tài. Việc tham gia triển khai dự án là cơ hội tốt để tuyên truyền và quảng bá cho VIAC nói riêng và hoạt động trọng tài tại Việt Nam nói chung.

Được biết gần đây, với sự hỗ trợ của một dự án Đan Mạch, VIAC đã tập huấn cho các doanh nghiệp về giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài hơn 30 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tiến tới, 64 tỉnh, thành phố đều được tập huấn. Với nguyên tắc phi lợi nhuận trong hoạt động, cũng như những ưu điểm của mình, cơ chế trọng tài đang là một xu thế phát triển của kinh tế quốc tế. Tuy nhiên để trọng tài trở thành một thành tố không thể thiếu trong hoạt động thương mại thời gian tới, các trung tâm trọng tài nói chung, VIAC nói riêng vẫn phải liên tục khẳng định năng lực xét xử của mình. Các trung tâm trọng tài của Việt Nam tiến tới không chỉ là chỗ dựa tin cậy của doanh nghiệp Việt Nam mà có thể cịn là sự lựa chọn của các doanh nghiệp nước ngoài trong các giao thương quốc tế. Các trung tâm trọng tài của Việt Nam đang nhanh chóng hồn thiện mình để ngang tầm với các quốc trong khu vực và trên thế giới.26

Về hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ cho trọng tài viên: Để giúp các trọng tài viên có thêm thơng tin về trọng tài và nâng cao nghiệp vụ xét xử VIAC đã cung cấp cho các trọng tài viên tài liệu về tố tụng trọng tài của Ủy ban Liên hiệp quốc về Pháp lệnh trọng tài thương mại quốc tế (UNCITRAL). Bên cạnh đó, ban lãnh đạo VIAC ban hành một số hướng dẫn đối với trọng tài viên trong quá trình tố tụng gồm bốn phần: Thành lập hội đồng trọng tài, nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị giải quyết tranh chấp những vấn đề chú ý trong phiên họp giải quyết tranh chấp, những vấn đề lưu ý sau khi công bố quyết định trọng tài. Đây thực sự là tài liệu hữu ích cho các trọng tài viên.

Mở thêm các chi nhánh của VIAC ở một số thành phố để mở rộng hoạt động của mình tại những trung tâm kinh tế lớn trong nước , VIAC đã khai trương các chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Đà Nẵng. Tuy nhiên do thiếu nhân lực hoạt động,

nên các chi nhánh chỉ hạn chế ở việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và phối hợp với văn phịng chính Hà Nội để tổ chức một khoá học hội thảo liên quan đến pháp luật thương mại nói chung và trọng tài thương mại nói riêng.

Với những thuận lợi trên, các doanh nghiệp đang có xu hướng lựa chọn trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại bởi những ưu điểm nhanh, rẻ, kín đáo được quốc tế cơng nhận. Trong năm 2007, VIAC đã nhận được 30 vụ kiện, thụ lý 25 vụ, tương đương năm 2006. Trong số đó, có tới 80% các vụ tranh chấp được xử lý liên quan tới các điều khoản của hợp đồng mua bán; các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài chiếm phần lớn. Sở dĩ trong thời gian gần đây các vụ tranh chấp thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài được xử lý tranh chấp bằng trọng tài chiếm số lượng ngày càng nhiều là do thời gian xử lý một vụ việc bằng hình thức trọng tài rất ngắn. Một vụ tranh chấp trị giá hàng triệu USD có khi chỉ được giải quyết trong vòng 3-

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài trong thương mại quốc tế (Trang 55 - 60)