Es = Giá trị trung bình nhóm TN – Giá trị trung bình nhóm ĐC SD (độ lệch chuẩn) nhóm ĐC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua dạy học bài tập chương nitơ photpho hóa học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 92 - 95)

II. Nhận biết ion photphat

Es = Giá trị trung bình nhóm TN – Giá trị trung bình nhóm ĐC SD (độ lệch chuẩn) nhóm ĐC

Quy mô ảnh hưởng (Es) dùng đánh giá tầm cỡ ảnh hưởng của tác động nghiên cứu.

Trong nghiên cứu khoa học ứng dụng, chúng ta cần biết những thay đổi lớn về điểm trung bình do tác động của nghiên cứu có thực tế và hữu ích hay khơng. Nói cách khác, đó là hiệu lực của sự khác biệt trong giá trị trung bình.

Để giải thích giá trị Es, chúng ta sử dụng bảng Hopkin:

Bảng 3.9. Bảng Hopkin Giá trị Es Ảnh hưởng < 0.2 Không đáng kể 0.2 – 0.6 Nhỏ 0.6 – 1.2 Trung bình 1.2 – 2.0 Lớn 2.0 – 4.0 Rất lớn

Bảng 3.10. So sánh lớp TN và lớp ĐC

Bài KT Bài kiểm tra số 1 Bài kiểm tra số 2

TN ĐC TN ĐC Mode 7 6 8 6 Median 7 6 8 6 Mean 6,17 6,93 6,50 7,53 Độ lệch chuẩn 1,44 1,47 1,39 1,52 rhh 0,57 0,65 0,55 0,70 rSB 0,73 0,78 0,71 0,82 Bảng 3.11. Giá trị p và hệ số ảnh hưởng p Es Bài số 1 0,00043 0,52 Bài số 2 0,00132 0,68 Nhận xét:

- Mode của lớp TN cao hơn lớp ĐC, điều đó chứng tỏ HS lớp TN có nhiều điểm cao hơn lớp ĐC.

- Trung bình cộng của lớp TN cao hơn lớp ĐC chứng tỏ mặt bằng điểm chung của lớp TN cao hơn lớp ĐC.

Kiểm tra độ tin cậy của số liệu thực nghiệm bằng PP chia đôi cho thấy các kết quả hệ số tương quan Spearman – Brown đều lớn hơn 0,7. Điều này chứng tỏ các số liệu thu được là đáng tin cậy.

- Giá trị p (sự khác biệt) giữa lớp ĐC và TN có ý nghĩa hay khơng? Thấy rằng p ≤ 0,05 nên sự khác biệt về điểm số giữa hai lớp TN và ĐC là có ý nghĩa.

- Hệ số ảnh hưởng Es (quy mô ảnh hưởng) ở mức nhỏ và trung bình.

Kết luận: Qua hai PP xử lý thống kê trên cho thấy kết quả thu được là đáng tin cậy.

3.4.2. Đánh giá qua bảng kiểm quan sát và phiếu hỏi

Chúng tôi đánh giá mức độ phát triển NLTH thông qua phiếu hỏi HS và bảng kiểm quan sát giành cho GV. Kết quả thu được như sau:

Trong số các phiếu hỏi được phát ra cho HS thuộc các lớp TN thì sự lựa chọn là: 71,2% đã xác định được đầy đủ và hợp lí nhiệm vụ học tập; 68,8% đã lập kế hoạch học tập chi tiết, cụ thể và hợp lí; 74,4% đã hình thành được cách học tập riêng của bản thân, phù hợp với đặc thù mơn học; 86,4% tìm được nguồn tài liệu có tính chọn lọc phù hợp cho các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; 73,6% ghi chép được thông tin đọc được, bổ sung và tự đặt vấn đề học tập một cách khoa học, triệt để; 68,0% tự nhận ra và điều chỉnh quá trình học tập một cách hợp lý phù hợp với đặc thù bộ mơn; 72,8% hình thành cách học tập riêng của bản thân; 64,8% suy ngẫm cách học, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cách học trong tình huống mới.

Bảng 3.12. Kết quả đánh giá NLTH của HS (dành cho GV)

T

T Tiêu chí thể hiện NLTH của HS

Điểm trung bình đạt được

TN ĐC

1 Xác định nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được. 4,4 3,8 2 Đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những khía

cạnh cịn yếu kém.

3,9 2,7 3 Lập kế hoạch học tập. 4,5 3,8 4 Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch học tập. 4,0 3,3 5 Hình thành cách học tập riêng của bản thân. 4,2 3,5 6 Tìm nguồn tài liệu cho các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau. 4,6 3,7 7 Sử dụng thư viện, chọn các tài liệu và làm thư mục cho từng

chủ đề học tập.

3,5 2,4 8 Ghi chép thông tin đọc được, bổ sung và tự đặt vấn đề học tập. 4,3 3,2 9 Tự nhận ra và điều chỉnh quá trình học tập. 4,5 3,2 10 Suy ngẫm cách học, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cách học

trong tình huống mới.

3,6 2,8 Vậy sau một thời gian sử dụng HTBT được xây dựng, kết hợp với một số PPDH tích cực đa số HS đã nhận thấy khả năng tự học tập, nghiên cứu của mình được tăng lên, đồng thời các GV cũng đánh giá NLTH của HS lớp TN cao hơn lớp ĐC. Qua thực tế giảng dạy, trao đổi với GV và HS chúng tôi thấy ở các lớp TN khơng khí học tập rất sơi nổi, các em hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập, hăng hái phát biểu xây dựng bài, phát huy tính chủ động, sáng tạo nên kiến thức được nắm chắc, nhớ lâu hơn so với lớp ĐC. Điều này chứng tỏ các biện pháp chúng tơi đưa ra là có hiệu quả.

Tiểu kết chương 3

Chúng tôi dã tiến hành thực nghiệm sư phạm đối với 6 lớp 11 (3 lớp TN và 3 lớp ĐC) của hai trường THPT: Tùng Thiện và Xuân Khanh.

Nội dung TN là HTBT đã được biên soạn trong luận văn qua các giáo án soạn theo PP dạy học tích cực trong khoảng thời gian từ 10/9/2016 đến 20/10/2016.

Kết quả TN sư phạm được thể hiện ở các bảng từ 3.1 đến 3.7 và trên các hình từ 3.1 đến 3.6. Độ tin cậy của các kết quả đã được kiểm định bằng hai PP: Áp dụng bài toán kiểm định trong thống kê toán học và xử lí thống kê theo TS. Soh Kay Cheng và TS. Christopher Tan, khẳng định kết quả thu được là đáng tin cậy.

Kết quả TN sư phạm cho thấy kết quả các bài kiểm tra của lớp TN cao hơn hẳn các lớp đối chứng. Điều đó khẳng định HTBT chương nitơ - photpho của luận văn đã phát triển được NLTH của HS, đáp ứng được mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận

Sau một thời gian làm việc nghiêm túc và khoa học, chúng tôi đã thực hiện đầy đủ mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ của đề tài luận văn. Cụ thể là:

1. Đã tổng quan được một số cơng trình khoa học có liên quan đến luận văn từ đó xác định phương hướng nghiên cứu của đề tài đồng thời đề suất cơ sở lí luận về phương pháp tự học, năng lực và NLTH của HS, vai trò của BTHH là phương tiện, là PP được sử dụng trong dạy học để phát triển NLTH cho HS góp phần bổ sung lí luận về phát triển NLTH mơn Hóa học.

Đã tiến hành điều tra, đánh giá thực trạng việc sử dụng hệ thống BTHH và việc tự học của HS qua GV và HS. Kết quả điều tra là cơ sở để chúng tôi tuyển chọn và soạn thảo hệ thống BTHH chương Nitơ - Photpho.

2. Trên cở sở phân tích mục tiêu, cấu trúc, đặc điểm và nội dung chương Nitơ - Photpho chúng tôi đã đưa ra 7 nguyên tắc lựa chọn và xây dựng, 3 nguyên tắc phân loại, sắp xếp và PP giải hệ thống BTHH chương Nitơ - Photpho để phát triển NLTH cho HS.

Hệ thống BTHH chúng tôi đã tuyển chọn và biên soạn gồm 35 bài tập mẫu có hướng dẫn giải chi tiết, bài tập vận dụng gồm 50 bài tập tự luận và 70 bài tập trắc nghiệm khách quan có cung cấp đáp án.

3. Hệ thống BTHH chương Nitơ - Photpho của luận văn đã được TN sư phạm ở 6 lớp 11 (3 lớp TN và 3 lớp ĐC) của hai trường THPT: Tùng Thiện và Xuân Khanh.

Kết quả TN sư phạm khẳng định hệ thống BTHH chương Nitơ - Photpho của luận văn phát huy được NLTH của HS, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua dạy học bài tập chương nitơ photpho hóa học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)