Quản lý phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động TCM dựa trên tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường trung học cơ sở yên bái huyện yên định thanh hóa dựa trên tiếp cận nghiên cứu bài học (Trang 42 - 43)

1.3. Quản lý hoạt động tổchuyên môn dựa trên tiếp cận "nghiên cứubài học"

1.3.3. Quản lý phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động TCM dựa trên tiếp

Trong quản lý sinh hoạt chun mơn theo NCBH thì nội dung quản lý phương pháp, tổ chức hoạt động TCM dựa trên tiếp cận NCBH là một nội dung rất quan trọng. Căn cứ vào kế hoạch SHCM dựa trên tiếp cận NCBH đã được phê duyệt và thơng qua, Tổ trưởng chun mơn tổ chức, bố trí, sắp xếp các nhóm GV, cá nhân đăng ký hoặc chỉ định thực hiện NCBH. Việc tổ chức, sắp xếp nhân sự trong nghiên cứu bài học, nếu làm tốt sẽ tạo khơng khí thoải mái và giảm được áp lực cho GV khi đăng ký nghiên cứu bài học. Thơng thường, nên khuyến khích GV tự đăng ký nghiên cứu bài học hoặc lựa chọn những giáo viên có nhiều kinh nghiệm... Mặt khác, công tác chỉ đạo, điều hành SHCM dựa trên tiếp cận NCBH cũng là một trong những nội dung quyết định đến kết quả của buổi SHCM dựa trên tiếp cận NCBH. Do vậy, nội dung này cần được các cấp quản lý trong nhà trường đặc biệt chú ý, chỉ đạo sát sao.

Tổ chức, chỉ đạo chuẩn bị bài dạy minh họa. Trực tiếp hỗ trợ hoặc phân

công người hỗ trợ nhóm giáo viên thiết kế bài học và dạy minh họa. Giáo viên dạy minh họa cần được luân phiên để mọi giáo viên được thể hiện khả năng chun mơn của mình; Cần khuyến khích những ý tưởng sáng tạo, những thử nghiệm về điều chỉnh phương pháp dạy học tích cực; Tuyệt đối khơng để GV dạy trước, luyện tập cho học sinh trước rồi dạy lại trong buổi SHCM.

Tổ chức, chỉ đạo dạy minh họa – dự giờ. Nhắc nhở GV đứng ở vị trí quan sát, khơng nói chuyện, khơng làm ảnh hưởng đến người dạy và người học (không ngồi cùng ghế với học sinh, không mượn sách giáo khoa của học sinh…); Hướng dẫn GV cách quan sát và ghi chép tập trung vào người học; Cử người quay phim, ghi hình lớp học (tập trung vào các hoạt động trọng tâm của bài học, các tình huống tiêu biểu…)

Tổ chức, chỉ đạo suy ngẫm và thảo luận về giờ học. Sử dụng hình ảnh đã

ghi lại để tiến hành quan sát và phân tích giờ học; Định hướng các ý kiến của GV tập trung vào vấn đề cần quan tâm, điều chỉnh kịp thời khi xuất hiện các ý kiến mang tính chỉ trích, áp đặt; Khuyến khích GV chia sẻ, phát biểu ý kiến về giờ

học; Lắng nghe tích cực và ghi chép, đặt câu hỏi nhằm khai thác, phân tích giờ học; Khuyến khích GV tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của giờ dạy; Tổng kết lại các vấn đề cần lưu ý và các giải pháp để mỗi GV tự suy nghĩ, rút kinh nghiệm (tuyệt đối không tổng kết, chốt lại nội dung giờ dạy phải dạy như thế nào)

Tổ chức, chỉ đạo áp dụng kết quả SHCM dựa trên tiếp cận NCBH vào thực tiễn dạy học hằng ngày. Trên cơ sở những vấn đề lưu ý và các giải pháp đã

được tổng kết, Tổ trưởng chun mơn khuyến khích GV áp dụng những bài học mà GV rút kinh nghiệm qua NCBH vào những bài học thực tế trên lớp và khuyến khích những đánh giá, phản hồi của GV để có thể tổ chức những buổi SHCM tiếp theo hoặc nghiên cứu lại nội dung bài học đã thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường trung học cơ sở yên bái huyện yên định thanh hóa dựa trên tiếp cận nghiên cứu bài học (Trang 42 - 43)