Quản lý việc đánh giá kết quả TCM dựa trên tiếp cận "nghiên cứubà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường trung học cơ sở yên bái huyện yên định thanh hóa dựa trên tiếp cận nghiên cứu bài học (Trang 44 - 45)

1.3. Quản lý hoạt động tổchuyên môn dựa trên tiếp cận "nghiên cứubài học"

1.3.5. Quản lý việc đánh giá kết quả TCM dựa trên tiếp cận "nghiên cứubà

học"

Kiểm tra, đánh giá sinh hoạt chuyên môn dựa trên tiếp cận nghiên cứu bài học là hoạt động xem xét lại mức độ đạt được của buổi sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận NCBH trên các phương diện như: mức độ nhận thức, hứng thú của HS sau mỗi giờ NCBH; sự nâng cao năng lực chuyên môn của GV… và đối chiếu với mục tiêu của SHCM dựa trên tiếp cận NCBH. Đây là một hoạt động có vai trị rất quan trọng trong các cơ sở giáo dục nói chung và tổ chuyên mơn trong các nhà trường nói riêng. Nhờ đó mà từng bước nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Triết lý kiểm tra, đánh giá SHCM dựa trên tiếp cận NCBH không nhằm xếp loại giáo viên/nhóm giáo viên mà nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Cụ thể, trong công tác kiểm tra, đánh giá SHCM dựa trên tiếp cận NCBH bao gồm một số nội dung cơ bản sau:

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các bước nghiên cứu bài học. Việc thay đổi thói quen từ SHCM truyền thống sang SHCM dựa trên tiếp cận NCBH sẽ khiến cho GV gặp nhiều khó khăn, hoặc nhiều GV chưa nhận thức đầy đủ về việc thực hiện các bước trong NCBH. Do vậy, Tổ trưởng chuyên môn cần thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các bước trong NCBH nhằm đảm bảo SHCM dựa trên tiếp cận NCBH được diễn ra theo đúng quy trình và hiệu quả. Đồng thời,

giải đáp những thắc mắc của GV trong quá trình tiến hành SHCM dựa trên tiếp cận NCBH. Cần kiên định thực hiện theo kế hoạch và đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật SHCM dựa trên tiếp cận NCBH.

Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của NCBH đối với nhận thức và hứng thú với hoạt động học của học sinh. Mục đích cuối cùng của SHCM dựa trên tiếp cận

NCBH là nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường (đặc biệt là tăng hứng thú học tập của học sinh). Chính vì vậy, cần kiểm tra, đánh giá và thu thập phản hồi của học sinh sau khi đưa các bài học nghiên cứu vào trong thực tế giảng dạy hằng ngày. Từ đó, có thể điều chỉnh hoặc tiến hành nghiên cứu lại bài học nếu như bài học ấy không mang lại hiệu quả.

Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của NCBH đối với việc nâng cao chuyên môn (tay nghề) và mối quan hệ đồng nghiệp của giáo viên. Mục đích của SHCM

dựa trên tiếp cận NCBH không chỉ dừng lại ở việc nâng cao hiệu quả và hứng thú học tập của học sinh, mà cịn nhằm nâng cao chun mơn và cải thiện mối quan hệ đồng nghiệp của giáo viên. Do đó, cần thường xun rà sốt, thu thập, quan sát sự cải thiện tay nghề và mối quan hệ đồng nghiệp của giáo viên trong tổ để có những điều chỉnh, tác động cho phù hợp. Ngồi ra, Tổ trưởng chun mơn có thể cùng GV thảo luận những khó khăn đang gặp phải trong quá trình SHCM dựa trên tiếp cận NCBH của tổ mình và tìm các phương án giải quyết…

Kiểm tra, đánh giá các điều kiện đảm bảo cho SHCM dựa trên tiếp cận

NCBH. Thường xuyên rà soát, kiểm tra các điều kiện đảm bảo cho SHCM dựa trên tiếp cận NCBH như: Số lượng GV dự giờ trong các giờ học minh họa không nên quá 25 người. Không dạy trước, không luyện tập cho HS trước khi dạy minh họa…; Tham mưu cho Ban giám hiệu để có kế hoạch bổ sung, sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ cho SHCM theo NCBH; Kê bàn ghế phù hợp để người dự có thể đứng phía trên, hai bên lớp học…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường trung học cơ sở yên bái huyện yên định thanh hóa dựa trên tiếp cận nghiên cứu bài học (Trang 44 - 45)