Biện pháp 3: Bồi dưỡng chuyên môn về tổ chức dạy học theo tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường trung học cơ sở yên bái huyện yên định thanh hóa dựa trên tiếp cận nghiên cứu bài học (Trang 82 - 85)

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động TCM dựa trên tiếp cậnNCBH tạ

3.2.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng chuyên môn về tổ chức dạy học theo tiếp cận

NCBH cho TTCM, GV

- Mục tiêu của biện pháp

Trong công tác quản lý SHCM theo tiếp cận NCBH thì việc bồi dưỡng chun mơn cho đội ngũ giáo viên về sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học đóng vai trị rất quan trọng. Bởi vì, đây là hình thức sinh hoạt chuyên mơn cịn khá mới mẻ nên nhiều giáo viên có thể chưa nắm bắt hết được các kỹ thuật, kỹ năng cơ bản khi thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Do đó, Tổ trưởng chun mơn cần có những hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm giúp cho GV nắm bắt được những kỹ thuật NCBH cơ bản, để thực hiện quá trình SHCM theo tiếp cận NCBH diễn ra đạt hiệu quả cao nhất.

Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên về tổ chức dạy học theo tiếp cận NCBH trước hết là tạo điều kiện giúp giáo viên có thể cải thiện được chất lượng của hoạt động dạy học. Giúp giáo viên có thêm những kiến thức về mơ hình dạy học mới, các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại… Từ đó, tăng cường hứng thú học tập của học sinh và từng bước cải tiến chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên về SHCM theo NCBH cịn tạo động lực giúp cho giáo viên có thể khẳng định

bản thân. Vì khi nâng cao được trình độ chun mơn (trình độ tay nghề) sẽ giúp cho bản thân giáo viên ngày một hoàn thiện.

- Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

+ Lập kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về SHCM theo tiếp cận NCBH. Để bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên về SHCM theo tiếp cận NCBH cần phải có kế hoạch rõ ràng, chi tiết. Việc lập kế hoạch bồi dưỡng sẽ giúp cho giáo viên và cán bộ quản lý chủ động bố trí thời gian, nhân sự và các nguồn lực cần thiết.

+ Tăng cường hoạt động bồi dưỡng định kỳ cho giáo viên về SHCM theo tiếp cận NCBH.

+ Tăng cường trao đổi, rút kinh nghiệm về SHCM theo tiếp cận NCBH giữa các Tổ trưởng chuyên môn. Tăng cường trao đổi, rút kinh nghiệm về SHCM theo tiếp cận NCBH là hoạt động xem xét, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của Tổ chuyên môn trong thực tế triển khai NCBH ở từng Tổ chuyên môn. Thông qua những buổi trao đổi, rút kinh nghiệm như vậy, sẽ giúp cho TTCM phát huy những nội dung đã tiến hành hiệu quả, đồng thời, có những điều chỉnh, tác động nhằm khắc phục những hạn chế trong quá trình NCBH ở Tổ mình.

+ Phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ giáo viên. Nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên về NCBH phải lấy tự học và tự nghiên cứu làm chủ yếu. Bởi NCBH cũng là một quá trình lâu dài và không ngừng được bổ sung những kiến thức mới. Trong SHCM theo tiếp cận NCBH, Tổ trưởng chuyên môn cũng cần động viên, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể tực học và tự nghiên cứu nhằm biến quá trình bồi dưỡng, đào tạo thành quá trình tự bồi dưỡng, tự đào tạo. Tự học, tự nghiên cứu của giáo viên vừa là quá trình để tự hồn thiện mình vừa để nêu gương cho học sinh.

+ Bồi dưỡng kỹ năng làm việc nhóm trong tổ chun mơn. Có thể nói, thành cơng trong SHCM theo tiếp cận NCBH có được một phần nhờ khả năng

làm việc cùng nhau của các thành viên trong Tổ chuyên mơn. Do đó, kỹ năng làm việc nhóm trong tổ chun mơn là rất quan trọng. Đặc biệt là trong quá trong quá trình thiết kế kế hoạch bài dạy, suy ngẫm và thảo luận về giờ học… Việc phối hợp làm việc nhóm tốt sẽ tạo nên khơng khí cởi mở, thối mái, đồng thời khai thác và phát huy được trí tuệ tập thể.

+ Trước khi lập kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên, cần khảo sát và đánh giá thực trạng trình độ chun mơn của giáo viên về NCBH để lập kế hoạch, đảm bảo đúng đối tượng và tránh lãng phí nguồn lực. Hiệu phó chun mơn phối hợp cùng với TTCM nên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và công bố cho các giáo viên trong Tổ của mình biết. Trong đó có phân cơng rõ trách nhiệm và sự phối hợp hoạt động của các đơn vị, cá nhân khác có liên quan trong q trình bồi dưỡng. Mặt khác, giáo viên cũng cần căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng để chủ động bố trí, sắp xếp thời gian phù hợp với kế hoạch đã được công bố.

+ Để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên một cách khoa học và thiết thực, Tổ trưởng chuyên môn cần khảo sát và đánh giá đúng thực trạng về trình độ, năng lực chun mơn, nghiệp vụ của từng cá nhân trong tổ. Đồng thời, cần tổ chức thu thập thông tin về nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên một cách đầy đủ, sau đó cần tiến hành tổng hợp và phân loại những nhu cầu này. Việc xác định thực trạng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và xác định được nhu cầu chung của cả tổ trong công tác bồi dưỡng là rất quan trọng, vì từ thực trạng và nhu cầu này thì Tổ trưởng chuyên môn mới xác định được đối tượng, nội dung, hình thức, thời gian tổ chức bồi dưỡng phù hợp.

+ Thường xuyên tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm giữa các TTCM có thể được tiến hành theo từng quý hoặc từng học kỳ (tùy vào điều kiện thực tế và nhiệm vụ cụ thể của nhà trường).

+ Tổ trưởng chun mơn có thể phát động phong trào thi đua tự học, tự nghiên cứu trong tổ. Mặt khác, cũng có những đề xuất/ tham mưu với Ban giám hiệu để có những chế độ hỗ trợ thỏa đáng về vật chất và tinh thần. Từ

đó, tạo động lực để giáo viên phấn đấu nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ của mình bằng con đường tự học và tự nghiên cứu, từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

+ Tham mưu với Ban giám hiệu tổ chức thi đua viết sáng kiến kinh nghiệm. Phối hợp và tham mưu với Ban giám hiệu tổ chức viết sáng kiến kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường trung học cơ sở yên bái huyện yên định thanh hóa dựa trên tiếp cận nghiên cứu bài học (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)