cận "nghiên cứu bài học"
1.5.1. Các yếu tố khách quan
Chủ trương, chính sách quản lý giáo dục các cấp. Chủ trương, chính sách quản lý giáo dục các cấp ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý nhà trường nói chung và quản lý tổ chun mơn nói riêng. Yếu tố này chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động, các quyết định quản lý trong nhà trường. Hiện nay, Bộ giáo dục và đào tạo đang chủ trương tiến hành “Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Đồng thời cũng xác định việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở các trường phổ thơng đóng vai trị then chốt trong việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường góp phần thực
hiện mục tiêu mà đề án đã đặt ra. Chính vì vậy, Bộ chỉ đạo và ban hành nhiều văn bản đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong các nhà trường như: Công văn 4099/BGDĐT-GDTrH “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2014-2015”; Kế hoạch 80/KHBGDĐT về “Tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong trường THCS, phổ thông trung học và trung tâm giáo dục thường xuyên”….
Sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Hiệu trưởng nhà trường. SHCM dựa trên tiếp cận NCBH là một mơ hình sinh hoạt chun mơn cịn khá mới mẻ với nhiều trường THCS. Chính vì vậy, việc Hiệu trưởng quan tâm và chỉ đạo đến hoạt động này có vai trị rất quan trọng. Bởi vì, Hiệu trưởng là người có quyết định cao nhất đến chất lượng của SHCM dựa trên tiếp cận NCBH. Nếu Hiệu trưởng thường xuyên quan tâm và chỉ đạo đến hoạt động SHCM theo NCBH sẽ góp phần đảm bảo quá trình SHCM theo NCBH được diễn ra theo đúng quy trình, đồng thời, khích lệ đội ngũ GV tự nguyện đăng ký tham gia NCBH.
Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của hoạt động SHCM dựa trên tiếp cận NCBH đó là cơ sở vật chất. Muốn NCBH đạt được hiệu quả cao nhất địi, hỏi cần có một số phương tiện hỗ trợ, ví dụ như: Hệ thống phịng học rộng rãi, các thiết bị ghi âm, quay video, máy tính, projector… Cơ sở vật chất của nhà trường càng đầy đủ, càng hiện đại thì càng hỗ trợ tốt hơn hoạt động SHCM theo NCBH đật được hiệu quả cao hơn.
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
Năng lực của Tổ trưởng chuyên môn. Trong SHCM dựa trên tiếp cận NCBH, vai trò của người Tổ trưởng chuyên mơn là rất quan trọng. Bởi vì, Tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp quản lý tổ chuyên môn, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của giáo viên trong q trình NCBH. Chính vì vậy, năng lực của Tổ trưởng chuyên môn ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của các buổi SHCM dựa trên tiếp cận NCBH, mà cụ thể tập trung vào một số năng lực như: năng lực chỉ trì, năng lực điều khiển hoạt động SHCM…
Năng lực của giáo viên. Bên cạnh năng lực của người Tổ trưởng chun mơn thì năng lực của giáo viên cũng đóng một vai trị rất quan trọng đết kết quả của hoạt động SHCM dựa trên tiếp cận NCBH. Người giáo viên có nắm vững quy trình SHCM dựa trên tiếp cận NCBH, nắm vững được các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực thì mới tạo được sự hứng thú đối với bài học của học sinh. Bên cạnh đó, SHCM theo NCBH cũng địi hỏi GV phải có những kỹ năng, năng lực cần thiết khác như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng quan sát, ghi chép khi dự giờ….
Môi trường, bầu khơng khí trong tổ chuyên môn. Là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ để kết quả của SHCM dựa trên tiếp cận theo NCBH. Bầu khơng khí trong tổ chun mơn có thoải mái, cởi mở, mơi trường làm việc có thân thiện thì GV mới hào hứng tham gia NCBH.
Động lực của GV trong SHCM dựa trên tiếp cận NCBH. Là sự khao khát
và tự nguyện của GV nhằm tăng cường những nỗ lực để thực hiện những mục tiêu của SHCM dựa trên tiếp cận theo NCBH. Trong NCBH, động lực chủ yếu thúc đẩy GV chính là sự hoàn thiện bản thân, khả năng nâng cao tay nghề nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Ngồi ra cịn là sự cải thiện mối quan hệ đồng nghiệp giữa các thành viên trong tổ chuyên môn.
Tiểu kết chương 1
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận “NCBH” là quá trình tác động từ Hiệu trưởng đến các tổ chuyên môn và giáo viên, giúp giáo viên có năng lực hợp tác, kỹ năng thực hiện các nội dung về NCBH. Qua các hoạt động về NCBH, giáo viên hiểu NCBH là cơ hội để phát triển năng lực bản thân khi tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận NCBH với bản chất hướng đến cá nhân nhưng lại thay đổi đến các thành phần tham gia.
Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận “NCBH” ở trường THCS gồm:
- Lên kế hoạch quản lý hoạt động TCM dựa trên tiếp cận “nghiên cứu bài học”;; - Quản lý TTCM và GV trong hoạt động TCM dựa trên tiếp cận “NCBH”;
- Quản lý phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động TCM dựa trên tiếp cận “nghiên cứu bài học”;
- Quản lý các điều kiện đảm bảo cho TCM dựa tiếp cận tiếp cận “nghiên cứu bài học”;
- Quản lý việc đánh giá kết quả TCM dựa tiếp cận “nghiên cứu bài học”;
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng NCBH của hiệu trưởng trường phổ thông gồm: Các yếu tố chủ quan, các yếu tố kháchquan.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN TIẾP CẬN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC” TẠI TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ YÊN BÁI, HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng
2.1.1. Khái quát về trường THCS Yên Bái, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa Khái quát chung: Trường THCS Yên Bái thành lập ngày 04 tháng 07