học" tại trường THCS Yên Bái, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
2.2.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động TCM dựa trên tiếp cận “nghiên cứu bài học“
Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về hoạt động NCBH của tổ chuyên môn đối với công tác dạy và học
Stt Nội dung Mức độ nhận thức (%) Thứ bậc Rất quan trọng Quan trọng Khơng quan trọng 1 CBQL ngồi nhà trường 78 22 0 2 2 CBQL trong nhà trường 100 0 0 1 3 Giáo viên 61 39 0 3
Kết quả điều tra ở bảng 2.3 thể hiện rõ nhận thức của các CBQL, giáo viên về nhận thức hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận NCBH là cần thiết và thiết thực cho hoạt động dạy và học. Trường THCS Yên Bái có CBQL là những người đã được tập huấn và trang bị các kiến thức về NCBH nên 100% người được hỏi đồng ý NCBH rất quan trọng đối với công tác dạy và học trong nhà trường. CBQL khác ngoài nhà trường cơ bản cũng đồng ý với nội dung trên. Giáo viên nhà trường có 61% cho rằng
NCBH ở tổ chuyên môn là rất quan trọng, số còn lại cho rằng quan trọng đối với công tác dạy và học
Qua phỏng vấn giáo viên, có thể thấy một số vẫn chưa hiểu rõ, nhận thấy rõ tầm quan trọng của NCBH đối với cơng tác dạy của giáo viên vì học chưa hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động này CBQL nhà trường cần nhận thức sâu sắc các nội dung này và phân tích đặc điểm, tình hình cụ thể để có chiến lược rõ ràng, chi tiết, ứng dụng cao:
Thứ nhất, cần xây dựng Kế hoạch NCBH trong nhà trường căn cứ tình hình thực tế của nhà trường.
Thứ hai, tập huấn cho tập thể giáo viên nhà trường, phổ biến tất cả các nội dung về NCBH ở tổ chun mơn. Qua đó, giáo viên hiểu – biết – thực hiện một cách hiệu quả.
Thứ ba, BGH nhà trường sát thực với giáo viên nhà trường, phù hợp với tất cả các đối tượng giáo viên đặc biệt là đối tượng giáo viên cao tuổi và giáo viên trẻ, khích lệ sự tham gia của tất cả thành viên trong nhà trường.
Thứ tư, BGH nhà trường tạo môi trường giao lưu trong cụm trường, liên trường và toàn huyện.
2.2.2. Thực trạng mục tiêu, nội dung hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận NCBH tiếp cận NCBH
Bảng 2.4. Thực trạng mục tiêu, nội dung hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp NCBH Stt Nội dung Mức độ nhận thức T hứ b ậc Mức độ thực hiện Thứ b ậc R ất quan trọng Q uan trọng K hơn g quan trọn g T ốt K há T rung bì nh SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Thống nhất về mục tiêu bài dạy 33 80 6 15 2 5 1 20 49 17 41 4 10 4 2 Nội dung trọng tâm bài dạy 29 71 10 24 2 5 3 24 59 16 39 1 2 2 3 Lựa chọn phương pháp dạy
học đổi mới phù hợp cho từng nội dung, từng bài
4 Nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá.
25 61 13 32 3 7 5 12 29 26 63 3 8 5 5 Phân công giáo viên dạy
bài dạy minh hoạ
31 76 8 20 2 4 2 19 46 21 51 1 3 3
Căn cứ kết quả bảng 2.4. cho thấy GV nhận thức đánh giá việc thảo luận về mục tiêu, nội dung bài dạy ở tổ chuyên được thực hiện ở mức độ khá tốt, các nội dung được đánh giá theo thứ bậc thể hiện rõ thực trạng nhận thức và mức độ thực hiện việc thảo luận về mục tiêu, nội dung bài dạy ở tổ chuyên.
Kết quả xếp hạng thứ bậc về mức độ nhận thức cũng như mức độ thực hiện ở bảng 2.4. cho thấy có một sự chưa đồng đều về thứ bậc giữa các mức độ nhận thức và mức độ thực hiện. Ví dụ: Thảo luận và thống nhất về mục tiêu bài dạy trong nhận thức (80% cho rằng rất quan trọng – thứ bậc 1) nhưng thực tế thực hiện (49% tốt – thứ bậc 4). Các nội dung khác có sự chênh lạch nhưng không nhiều, nội dung thảo luận về nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá., mức độ nhận thức (cho rằng 61% rất quan trọng – thứ bậc 5) thì mức độ thực hiện (29% được đánh giá là tốt – thứ bậc 5). Điều đó cho thấy vai trị của người tổ trưởng chuyên môn là hết sức quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch và điều hành hoạt động của tổ chun mơn. Mặt khác, nó cũng giúp ta thấy được việc chuẩn bị cho bài học minh họa ở các tổ chun mơn nói chung ở giáo viên nói riêng là rất tốt, rất nghiêm túc, họ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động TCM dựa theo tiếp cận NCBH tại trường THCS Yên Bái, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa