Biện pháp 4: Tăng cường CSVC để nâng cao chất lượng dạy học theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường trung học cơ sở yên bái huyện yên định thanh hóa dựa trên tiếp cận nghiên cứu bài học (Trang 85 - 89)

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động TCM dựa trên tiếp cậnNCBH tạ

3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường CSVC để nâng cao chất lượng dạy học theo

viên đảm nhận, hoặc những ý tưởng độc đáo, sáng tạo nảy sinh từ thực tế công tác của giáo viên… Đặc biệt là khuyến khích những năng lực nghiên cứu của giáo viên trong thực tế công tác giảng dạy, giáo dục.

+ Tổ trưởng chun mơn có thể bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng làm việc nhóm bằng cách: tổ chức sinh hoạt chuyên đề về kỹ năng làm việc nhóm; tham mưu cho Ban giám hiệu mời chuyên gia để tập huấn; hoặc đơn giản là phân cơng các nhóm giáo viên cùng thực hiện một nhiệm vụ chung…

- Điều kiện thực hiện biện pháp:

+ Việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên về SHCM theo tiếp cận NCBH cần căn cứ vào thực trạng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và nhu cầu của giáo viên để từ đó xác định được đối tượng, nội dung, hình thức, thời gian tổ chức bồi dưỡng phù hợp.

+ Trong quá trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên về SHCM theo tiếp cận NCBH thì người Tổ trưởng chuyên môn cần ln giữ vai trị đầu tàu, tiên phong trong đổi mới, thực sự là tấm gương về tự học và tự bồi dưỡng. Có như vậy mới khích lệ được đội ngũ giáo viên tiến hành SHCM theo tiếp cận NCBH một cách bền vững.

3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường CSVC để nâng cao chất lượng dạy học theo tiếp cận NCBH tiếp cận NCBH

- Mục tiêu của biện pháp

Cơ sở vật chất và trang thiết bị là một yếu tố quan trọng giúp cho quá trình sinh hoạt chun mơn theo tiếp cận nghiên cứu bài học có thể đạt hiệu quả cao nhất. Trước hết, có thể thấy, để sinh hoạt chuyên môn theo nghiên

cứu bài học có hiệu quả, nhà trường cần đảm bảo các điều kiện nhất định về cơ sở vật chất và các điều kiện khác có liên quan như: số lượng giáo viên dự giờ, vị trí của giáo viên khi quan sát, dự giờ… Do đó, việc Tổ trưởng chun mơn tham mưu với Ban giám hiệu nhằm đảm bảo các điều kiện cho sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học cũng chính là đảm bảo bước đầu cho q trình sinh hoạt chun mơn theo nghiên cứu bài học đạt được hiệu quả cao.

- Nội dung của biện pháp

+ Tham mưu cho BGH về sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất phục vụ cho

quá trình SHCM theo tiếp cận NCBH.

+ Phối hợp với Hiệu phó phụ trách chun mơn lập kế hoạch sửa chữa,

bổ sung cơ sở vật chất.

+ Xây dựng “nhóm tư vấn” về “Nghiên cứu bài học”.

- Cách thức thực hiện biện pháp

+ Tổ trưởng chuyên môn cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá các điều kiện cơ sở vật chất. Từ đó, tham mưu cho Ban giám hiệu để đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất phục vụ cho SHCM theo tiếp cận NCBH.

+ Tổ trưởng chuyên môn cần phối hợp chặt chẽ với Hiệu phó phụ trách chun mơn để lên kế hoạch sửa chữa, bổ sung thiết bị, cơ sở vật chất nhằm phục vụ cho quá trình SHCM theo tiếp cận NCBH đạt hiệu quả cao. + Nhà trường có thể xây dựng hội đồng tư vấn về nghiên cứu bài học trên cơ sở là các Tổ trưởng chun mơn và các giáo viên có kinh nghiệm nhằm tham mưu cho Ban giám hiệu khi cần thiết hoặc để giải đáp những thắc mắc, đồng thời có điều kiện để bồi dưỡng cho giáo viên một cách liên tục trong quá trình thực hiện nghiên cứu bài học.

- Điều kiện thực hiện biện pháp:

+ Tổ trưởng chuyên môn cần phối hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu trong việc kiểm tra, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất. Để từ đó có cơ sở lập kế hoạch sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ quá trình sinh hoạt chun mơn theo nghiên cứu bài học.

+ Tổ trưởng chuyên môn cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá các điều kiện đảm bảo cho q trình sinh hoạt chun mơn theo nghiên cứu bài học. Từ đó tham mưu kịp thời giúp Ban giám hiệu.

3.2.5.Biện pháp 5: Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá GV và HS trong nhà trường

Mục tiêu của biện pháp

- Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu của tổ chức nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, những mặt hạn chế để điều chỉnh kế hoạch, tổ chức lãnh đạo.

- Kiểm tra trực tiếp công việc của giáo viên với mong muốn giáo viên thực hiện thường xuyên hoạt động NCBH. Tìm nguyên nhân nhằm phát hiện vì sao hoạt động NCBH chưa đạt yêu cầu ở giáo viên này, ở bộ môn kia.

- Thông qua kiểm tra, đánh giá để có sự điều chỉnh những tồn tại bất cập trong hoạt động NCBH của giáo viên.

- Kiểm tra, đánh giá làm cơ sở để có những biện pháp quản lý phù hợp. - Thu thông tin phản hồi để xây dựng kế hoạch cho năm học tiếp theo.

Nội dung và cách thức thực hiện * Xây dựng kế hoạch

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động NCBH trong trường trung học phổ thông cần thực hiện tốt các nội dung sau:

(1) Đánh giá việc thực hiện quy trình NCBH ở tổ chun mơn.

(2) Đánh giá việc chia sẻ kiến thức chuyên môn, đổi mới PPDH của giáo viên trong tổ chuyên môn.

(3) Đánh giá việc hỗ trợ và trợ giúp nhau để hoàn thiện các kĩ năng hiện có, bổ sung những kĩ năng mới và giải quyết các vấn đề liên quan tới lớp học của giáo viên trong tổ chuyên môn.

(4) Đánh giá việc đáp ứng tiêu chuẩn thực hiện NCBH của nhà trường đề ra.

* Tổ chức, chỉ đạo thực hiện

- Khi tiến hành kiểm tra, hiệu trưởng cần dựa vào sự giúp đỡ của các tổ trưởng chuyên môn, hoặc năng lực giáo viên giỏi nịng cốt của bộ mơn, hoặc các tổ chức đồn thể, qua đó để thúc đẩy sự kiểm tra thường xuyên của cá nhân cũng như bộ phận.

- Thông qua kiểm tra, có thể đánh giá được mức độ thực hiện kế hoạch và theo đó cần phải thơng tin kịp thời cho giáo viên để họ nắm bắt những ưu nhược điểm của bản thân cần phát huy hoặc điều chỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch.

- Cần xây dựng nội dung kiểm tra cũng như chuẩn đánh giá cụ thể cho từng nội dung để công việc tổ chức kiểm tra thuận lợi và sự đánh giá mới đầy đủ chính xác (người kiểm tra có cơ sở chuẩn bị kiểm tra và đánh giá, người được kiểm tra sẽ có cơ sở để thực hiện tốt hoạt động của mình).

- Cần quán triệt cho đội ngũ giáo viên nhận thức rằng kiểm tra là công việc quản lý của người lãnh đạo để xây dựng đội ngũ tiến bộ hơn, qua đó giáo viên khơng cảm thấy gị bó, nặng nề về mặt tâm lý và chính nhờ kiểm tra mới thúc đẩy người giáo viên thực hiện nhiệm vụ của mình bằng sự nổi trội phấn đấu vượt lên không ngừng.

* Kiểm tra, đánh giá

Trong kiểm tra đánh giá, việc thực hiện kế hoạch hoạt động NCBH thì phương tiện quan trọng nhất để thu được thông tin là nghiên cứu tình hình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh qua dự giờ thăm lớp. Chính qua dự giờ thăm lớp mới có thể tìm hiểu và xác định được việc thực hiện hoạt động NCBH cũng như trình độ sư phạm của giáo viên như thế nào, năng lực tổ chức giờ học trên lớp, sự chuẩn bị các điều kiện để cho qua trình lên lớp có đạt hiệu quả theo yêu cầu của hoạt động NCBH, hoạt động của học sinh được hướng dẫn và tổ chức ra sao, có đáp ứng được mục tiêu mà hoạt động NCBH đã đề ra hay không. Qua dự giờ thăm lớp nắm bắt được sự tiếp cận theo phương pháp học mới của học sinh như thế nào, có năng động,

tham gia xây dựng và khám phá nắm bắt kiến thức hay không, khả năng tư duy sáng tạo đạt mức độ nào.

- Điều kiện thực hiện biện pháp:

Để kiểm tra, đánh giá thực sự mang lại hiệu quả trong quá trình SHCM theo tiếp cận NCBH thì cần đảm bảo một số điều kiện sau:

Thứ nhất, cần thực sự thấm nhuần triết lý kiểm tra, đánh giá SHCM theo tiếp cận NCBH đó là: kiểm tra, đánh giá khơng nhằm xếp loại giáo viên/ nhóm giáo viên mà nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Kiểm tra, đánh giá cần đi đơi với q trình khơng nhừng cải tiến chất lượng của từng bài học đã nghiên cứu.

Thứ hai, cần phối hợp các hình thức trong kiểm tra, đánh giá SHCM theo tiếp cận NCBH giữa kiểm tra trực tiếp và gián tiếp, giữa thường xuyên và đột xuất…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường trung học cơ sở yên bái huyện yên định thanh hóa dựa trên tiếp cận nghiên cứu bài học (Trang 85 - 89)