Điều 19, Điều lệ trường phổ thông, trường THCS và trường phổ thơng có nhiều cấp học quy định rõ Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường THCS và phổ thơng có nhiều cấp học cụ thể như sau:
- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
- Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
- Thành lập các tổ chun mơn, tổ văn phịng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
- Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;
- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thơng có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;
- Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện cơng tác xã hội hố giáo dục của nhà trường;
- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;
- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật [5].
Chức năng quản lí là hình thức tồn tại của các tác động quản lí. Chức năng quản lí là một hoạt động quản lí thơng qua đó chủ thể quản lí tác động vào khách thể quản lí nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định. Có nhiều cách phân loại chức năng quản lí của hiệu trưởng trưởng trường THCS, tuy nhiên hầu hết thường tập trung vào 4 chức năng quản lí chính sau:
Chức năng kế hoạch hóa
Đây là chức năng quan trọng, là căn cứ mang tính pháp lí quy định hành động của cả nhà trường. Kế hoạch hoá được hiểu là một bản ghi nhận những mục tiêu cơ bản, một chương trình hành động cụ thể được hoạch định trước với nội dung công việc, thời gian, cách thức tiến hành…Công tác lập kế hoạch bao gồm:
+ Thu thập thông tin đầy đủ, cập nhật chính xác để làm căn cứ hoạch định kế hoạch. + Xác định mục tiêu tính tốn nguồn lực, dự báo kế hoạch.
+ Xây dựng kế hoạch với các bước, các phương án hành động cụ thể.
Chức năng tổ chức
Bao gồm năm bước sau:
+ Lập danh sách các cơng việc cần phải hồn thành để đạt được mục tiêu. + Phân công lao động: Phân chia tồn bộ cơng việc thành các nhóm nhiệm vụ để các thành viên hay bộ phận thực hiện.
+ Kết hợp các nhiệm vụ một cách logic và hiệu quả.
+ Thiết lập một cơ chế phối hợp, tạo thành sự liên kết hoạt động giữa các thành viên hay bộ phận tạo điều kiện đạt mục tiêu một cách dễ dàng.
+ Theo dõi đánh giá tính hiệu nghiệm của cơ cấu tổ chức và tiến hành điều chỉnh nếu cần.
Chức năng chỉ đạo (điều khiển)
Đây là chức năng thể hiện năng lực của người hiệu trưởng. Sau khi hoạch định và sắp xếp tổ chức, người hiệu trưởng phải chỉ đạo cho quá trình hoạt động nhằm đạt mục tiêu đề ra. Chức năng chỉ đạo là phương thức tác động của người hiệu trưởng đến cán bộ giáo viên, học sinh trong trường nhằm đưa nhà trường vận hành theo kế hoạch. Hiệu trưởng phải là người có kĩ năng ra quyết
định và tổ chức thực hiện quyết định. Trong quá trình chỉ đạo đồng thời phải linh hoạt, sáng tạo, không quá rập khn, cứng nhắc theo kế hoạch, có thể thay đổi kế hoạch kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tiễn (điều chỉnh). Điều này đòi hỏi người hiệu trưởng phải có tính chủ động, sáng tạo hay tóm lại phải có năng lực quản lí tốt.
Chức năng kiểm tra
Đây là một chức năng quan trọng, xun suốt q trình quản lí. Kiểm tra nhằm đánh giá trạng thái của hệ thống, đối chiếu với mục tiêu dự kiến. kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời các sai sót trong q trình vận hành để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Kiểm tra giữ vai trị là kênh thơng tin ngược về hiệu quả các quyết định quản lí.
Các chức năng trên có mối quan hệ mật thiết, lập thành chu trình quản lí. Trong q trình vận hành, tất cả các chức năng trên đều cần đến yếu tố thông tin. Thông tin là căn cứ để hoạch định kế hoạch, thông tin là chất liệu tạo mối quan hệ giữa các bộ phận trong nhà trường, thông tin chuyển tải mệnh lệnh chỉ đạo (thông tin xuôi) và phản hồi (thông tin ngược) diễn biến hoạt động của nhà trường; thông tin từ kết quả hoạt động của tổ chức giúp hiệu trưởng xem xét mức độ đạt mục tiêu của nhà trường.