1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.6. Văn hóa tổ chức nhà trường
Nhà trường là một thiết chế xã hội, là một tổ chức độc đáo với những đặc trưng riêng gắn với chức năng, nhiệm vụ của mình với những cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động, những giá trị, điểm mạnh và điểm yếu riêng được xây dựng và duy trì trong quá trình hình thành và phát triển nhà trường. Ở góc độ VHTC, nhà trường là một tổ chức đặc biệt vì sản phẩm là nhân cách của con người; trong nhà trường, văn hóa bao trùm lên tất cả mọi lĩnh vực hoạt động: quản lý, giảng dạy và học tập. Cũng như mọi tổ chức khác, nhà trường có VHTC nhà trường. Nhưng với tư cách một đơn vị đặc thù trong hệ thống xã hội, nhà trường mang tính mơ phạm, chuẩn mực cao. Vì thế, bên cạnh những điểm chung về VHTC đối với các thể chế xã hội thì VHTC nhà trường có những sắc thái riêng, mang tính đặc thù của một thiết chế GD. Do vậy, VHTC nhà trường là văn hố của một tổ chức hành chính - sư phạm.
Văn hoá tổ chức của một nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm[13].
Từ khái niệm trên có thể hiểu một số nét cơ bản về VHTC nhà trường như sau:
* Hệ thống niềm tin
Niềm tin bao gồm nhận thức, cảm xúc, ý chí,… nó có sức mạnh như một sự tất yếu bên trong quy định hành vi cá nhân. Có thể nói bản chất của xây dựng văn hóa là định hướng tư duy. Tiến trình xây dựng và thay đổi văn hóa trong tổ chức là quá trình để người ta tin rằng nên tư duy như thế nào là đúng, là tốt, trên cơ sở niềm tin đó người ta có hành động tương ứng.
* Hệ thống giá trị
Trong nhà trường, giá trị được xem như là một cơng cụ xác định những gì nên làm và khơng nên làm trong cách hành xử của các thành viên. Có nhà trường đề cao các giá trị như sự trung thực hoặc khả năng đổi mới thường xuyên để nâng cao chất lượng các hoạt động GD; có nhà trường lại đề cao các giá trị nhân văn, tình yêu thương giữa các thành viên trong tập thể. Tuy nhiên đều bao gồm các giá trị mà nhà trường đã hình thành và duy trì trong cả quá trình xây dựng, phát triển và những giá
trị mới mà nhà trường mong muốn tạo lập nhằm đem đến sự phát triển mới phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Hệ thống các giá trị cốt lõi của nhà trường phổ thông hiện nay đều liên quan đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc: “tôn sư trọng đạo”, “tiên học lễ, hậu học văn”.
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giá trị cốt lõi của VHNT nói chung, văn hóa quản lý vận dụng trong nhà trường nói riêng là coi trọng con người, kết hợp đức trị với pháp trị để duy trì sự ổn định, hướng tới sự hài hịa và phát triển bền vững.
* Các chuẩn mực
Chuẩn mực là sự cụ thể hóa các giá trị, niềm tin là cách thức ứng xử của của các thành viên trong tổ chức, của con người trong một xã hội nhất định. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh là chuẩn mực khơng mang tính tuyệt đối. Các chuẩn mực có thể liên quan đến mọi khía cạnh đời sống làm việc, từ cách tư duy, nhìn nhận vấn đề (ở tổ chức này người ta đi thẳng vào vấn đề, tổ chức khác tư duy kiểu vòng vo, né tránh nói thẳng vấn đề), cách gắn sự kiện với cơng việc, với các mục tiêu lâu dài, cách cụ thể hóa mục tiêu, đến lịng tự trọng, quan hệ liên cá nhân, quan hệ với cộng đồng và XH và các biểu tượng như logo, phù hiệu... Có thể phân chia các chuẩn mực thành hai nhóm:
- Các chuẩn mực về hình thức: Logo, biểu tượng, khẩu hiệu, phương châm làm việc; trang phục; kiến trúc và cách bài trí nơi làm việc…
- Chuẩn mực về nội dung:
+ Sứ mệnh, mục tiêu của nhà trường; quy trình, thủ tục, nề nếp, phong cách làm việc: các quy trình, thủ tục, nghi thức; quan hệ giao tiếp ứng xử
+ Cách thức tổ chức cơ cấu và phân công nhiệm vụ
+ Thái độ đối với việc thực thi nhiệm vụ, thái độ đối với cái mới, đối với sự thay đổi.
+ Phong cách lãnh đạo: trong các phong cách lãnh đạo thì phong cách lãnh đạo dân chủ có nhiều ưu điểm trong việc phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của các thành viên.
+ Mức độ chuyên nghiệp trong thực thi công việc: Đây là chỉ số nổi bật phản ánh văn hóa của một nhà trường.
đó là cách thức giao tiếp người - người: ý kiến được truyền đạt trực tiếp hay gián tiếp, theo hướng một chiều độc đoán “truyền lệnh” hay hai chiều dân chủ đối thoại, thông qua phương tiện truyền thống hay hiện đại.
Tóm lại, VHTC nhà trường là một hệ thống giá trị chuẩn mực tạo thành niềm tin, thói quen, truyền thống trong nhà trường được các thành viên nhà trường thừa nhận và làm theo, thể hiện trong tổ chức bộ máy nhà trường, các hoạt động và quan hệ giao tiếp, ứng xử tạo thành bản sắc riêng cho văn hóa mỗi trường, thơng qua đó mà các thành viên của nhà trường được kết nối với nhau để phấn đấu cho mục tiêu chung, trách nhiệm chung. Trong nhà trường, VHTC luôn được đề cao. Nhờ đó mà các thành viên trong nhà trường biết ứng xử hài hịa với chính mình, với những người xung quanh và với cơng việc đang đảm trách; có trách nhiệm coi trọng, giữ gìn, vun đắp các giá trị truyền thống tốt đẹp đã tạo lập; ln biết tu thân (nhìn lại mình), xử thế (sống vì mọi người) và dưỡng sinh (làm mới chính mình). Văn hóa tổ chức nhà trường được biểu hiện thông qua nhận thức, hành vi và thái độ của các thành viên trong nhà trường; sự ứng xử với mơi trường tự nhiên, xã hội... Hình ảnh biểu lộ ra bên ngoài của mỗi nhà trường được tạo nên bởi các thành viên nhà trường, được chuyển tải và phản ánh bởi cộng đồng xã hội xung quanh, cơ quan quản lý và người sử dụng sản phẩm GD.