2.3. Thực trạng văn hóa tổ chứ cở các trƣờng trung học cơ sở thành phố
2.3.3. Thực trạng hành vi văn hóa ở các trường trung học cơ sở
2.3.3.1. Thực trạng các hành vi văn hóa của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên các trường
Để đánh giá thực trạng các hành vi văn hóa ở các trường THCS thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, học viên đã tiến hành đánh giá thông qua mức độ thực hiện các hành vi văn hóa đối với các thành viên nhà trường. Cụ thể là đối với đội ngũ CBQL, GV và NV các trường THCS trên địa bàn.
Nội dung khảo sát được phân thành hai nhóm: Nhóm hành vi văn hóa tích cực với 8 hành vi được đánh số từ 1 đến 8; nhóm hành vi văn hóa chưa tích cực với 14 hành vi được đánh số từ 9 đến 22. Kết quả thu được qua khảo sát như sau:
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực trạng các hành vi văn hóa của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên các trường trung học cơ sở thành phố Nha
Trang, tỉnh Khánh Hòa
TT Hành vi X
1 Ni dưỡng bầu khơng khí dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. 3,16
2 Các thành viên hiểu rõ và chia sẻ trách nhiệm; tích cực tham gia các hoạt
động chung. 3,41
3 Tôn trọng con người, cổ vũ sự nỗ lực hồn thành cơng việc và cơng nhận
sự thành công của mỗi người. 3,52
4 Các thành viên luôn đổi mới và sáng tạo. 3,57
5 Khuyến khích cán bộ, GV, HS đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập. 3,67
6 Khuyến khích đối thoại và hợp tác, làm việc nhóm. 3,36
7 Khuyến khích các thành viên nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng để nâng
cao trình độ 3,82
8 Trao quyền, chia sẻ quyền lực, khuyến khích sự tự chịu trách nhiệm. 2,59
9 Cán bộ quản lý thiếu trách nhiệm; buộc tội, đổ lỗi cho nhau. 2,69
10 Kiểm soát quá chặt chẽ; đánh mất quyền tự do và tự chủ của cá nhân. 2,96
11 Quan liêu, nguyên tắc, máy móc. 2,61
12 Chưa quan tâm đến quyền lợi chính đáng của HS. 2,84
13 Thiếu sự động viên khuyến khích lẫn nhau và đối với HS. 3,24
14 Thiếu thân thiện, cởi mở, nhiệt tình, tin cậy 2,85
15 Mâu thuẫn, xung đột nội bộ không được giải quyết kịp thời 2,91
16 Đố kị, ganh ghét, gây mất đoàn kết 2,62
17 Phong cách, lối sống, ăn mặc, nói năng khơng chuẩn mực, khơng đúng với
qui định. 2,68
18 Bệnh thành tích; nhận xét đánh giá gian lận, sai qui chế. 2,62
19 Uống rượu bia, hút thuốc, sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy 2,72
20 Bỏ giờ, bỏ tiết tùy tiện, cắt xén chương trình, gây xáo trộn lịch học của nhà
trường. 2,63
21 Thiếu sự hợp tác, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau 2,72
Kết quả khảo sát cho thấy:
Những hành vi thuộc nhóm hành vi văn hóa tích cực được đánh giá ở mức độ cao hơn các hành vi thuộc nhóm văn hóa chưa tích cực.
Hành vi “Khuyến khích các thành viên nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng để
nâng cao trình độ” với X = 3,82 (mức 4) được đánh giá cao nhất khi có 491/520 ý
kiến đánh giá từ mức trung bình trở lên (mức 3 đến mức 5), chiếm tỉ lệ 94,42%. Kết quả này cũng phù hợp với trình độ và chất lượng của đội ngũ CBQL, GV, NV các trường THCS thành phố Nha Trang hiện nay. Đây là điều đáng mừng vì muốn có chất lượng GD tốt thì trước hết chất lượng đội ngũ CBQL, GV và NV phải tốt.
Xếp vị thứ cao liền kề là các hành vi văn hóa tích cực rất cần được củng cố, phát huy trong việc xây dựng và quản lý văn hóa tổ chức nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng. Đó là: Hành vi 5 (“Khuyến khích cán bộ, GV, HS đổi mới
phương pháp giảng dạy và học tập”) với X = 3,67 (mức 4); Hành vi 4 (“Các thành
viên luôn đổi mới và sáng tạo”) với X = 3,57 (mức 4); Hành vi 3 (“Tôn trọng con
người, cổ vũ sự nỗ lực hồn thành cơng việc và cơng nhận sự thành công của mỗi người”) với X= 3,52 (mức 4); Hành vi 2 (“Các thành viên hiểu rõ và chia sẻ trách
nhiệm; tích cực tham gia các hoạt động chung”) với X = 3,41 (mức 4) và Hành vi 6
(“Khuyến khích đối thoại và hợp tác, làm việc nhóm”) với X = 3,36 (mức 4)... Tuy
nhiên việc thực hiện hành vi “Trao quyền, chia sẻ quyền lực, khuyến khích sự tự
chịu trách nhiệm” lại được đánh giá rất thấp với X= 2,59 (mức 2). Điều này chứng
tỏ đội ngũ CBQL GD ở các trường THCS chưa thực sự quan tâm thực hiện chỉ đạo của Phòng GDĐT thành phố về nâng cao hiệu quả công tác QLGD, tăng cường phân cấp quản lý và nâng cao trách nhiệm của cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ. Do vậy, cần phải có biện pháp tích cực hơn nữa để thúc đẩy CBQL các trường THCS trên địa bàn thành phố Nha Trang tăng cường thực hiện “Trao quyền, chia sẻ
quyền lực, khuyến khích sự tự chịu trách nhiệm” tại đơn vị quản lý.
Ở nhóm các hành vi văn hóa khơng tích cực, tuy tất cả các hành vi khảo sát đều được đánh giá chung ở mức 3 (mức trung bình) nhưng vẫn có một số hành vi được đánh giá ở mức 1 và mức 2 (dưới mức trung bình) chiếm tỉ lệ cao. Đó là hành vi “Quan liêu, nguyên tắc, máy móc” (X = 2,61) với 277/520 ý kiến đánh giá,
chiếm tỉ lệ 53,27%; hành vi “Bỏ giờ, bỏ tiết tùy tiện, cắt xén chương trình, gây xáo
trộn lịch học của nhà trường” (X = 2,63) với 264/520 ý kiến đánh giá; tỉ lệ 50,77%). Ngồi ra, cịn một số các hành vi khác có số lượng đánh giá ở mức 3 trở lên thấp như: “Phong cách, lối sống, ăn mặc, nói năng khơng chuẩn mực, không
đúng với qui định” (X= 2,68 – 263/520 ý kiến – 50,58%); “Bệnh thành tích; nhận
xét đánh giá gian lận, sai qui chế” (X= 2,62 – 273/520 ý kiến – 52,5%); “Uống
rượu bia, hút thuốc, sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy” (X = 2,72 – 291/520 ý kiến – 55,96%)… Kết quả này cho thấy hiện nay những hành vi văn hóa khơng tích cực vẫn cịn xảy ra ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Nha Trang, với mức độ khơng phải là ít. Đây là yếu tố bất lợi cho việc xây dựng văn hóa tích cực ở nhà trường. Do vậy, để làm tốt cơng tác quản lý VHTC ở trường THCS thì đội ngũ CBQL các trường cần phải có biện pháp để phát huy những hành vi văn hóa tích cực và khắc phục, hạn chế đến mức tối đa các hành vi văn hóa khơng tích cực ở tại trường mình.
2.3.3.2. Thực trạng mức độ vi phạm các hành vi văn hóa của học sinh các trường trung học cơ sở, nguyên nhân của thực trạng
Để đánh giá thực trạng mức độ vi phạm các hành vi văn hóa của HS ở các trường THCS thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, học viên đã tiến hành khảo sát với nội dung là các hành vi được đánh số từ 1 đến 15.
Kết quả thu được như sau:
Biểu đồ 2.1. Đánh giá mức độ vi phạm các hành vi văn hóa của học sinh các trường trung học cơ sở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Kết quả khảo sát cho thấy mức độ vi phạm các hành vi văn hóa của HS các trường THCS thành phố Nha Trang cao nhất là ở mức độ 3 (mức độ trung bình). Đó là 2 hành vi: “Nói tục, chửi bậy” và “Chơi game online, xem phim sex”. Học sinh vi phạm nhiều nhất ở hành vi “Nói tục, chửi bậy” (X = 2,87) với 58,85% (306/520) ý
kiến đánh giá vi phạm ở mức độ 3 trở lên (mức 3, mức 4 và mức 5). Đây là một biểu hiện vi phạm khó có thể chấp nhận được đối với một tổ chức có hàm lượng văn hóa cao như nhà trường. Xếp vị trí thứ hai trong các hành vi vi phạm là hành vi “Chơi game online, xem phim sex” (X = 2,71) với 54,04% (281/520) ý kiến đánh giá vi phạm ở mức độ 3 trở lên.
Hành vi được đánh giá vi phạm ở mức độ 1 (Khơng bao giờ vi phạm), đó là hành vi “Uống rượu” (X= 1,53) với 519/520 (99,81%) ý kiến cho rằng HS các trường THCS thành phố Nha Trang không bao giờ vi phạm hoặc đơi khi có vi phạm. Đây là biểu hiện tích cực của HS mà các trường THCS thành phố Nha Trang cần duy trì và phát huy.
Các hành vi còn lại (12 hành vi) được đánh giá là vi phạm ở mức 2 (thỉnh thoảng/đôi khi). Điều này cho thấy ở các trường THCS thành phố Nha Trang vẫn có tình trạng HS vi phạm các hành vi văn hóa nhưng ở mức độ khơng cao. Yếu tố nhà trường có ảnh hưởng khá lớn đến mức độ vi phạm các hành vi văn hóa của HS. Kết quả này phần nào phản ánh được hiệu quả bước đầu của việc gắn các cuộc vận động thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử trong nhà trường và rèn luyện phẩm chất, đạo đức lối sống của cán bộ, GV, HS với các phong trào thi đua trong nhà trường. Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển VHTC ở các trường THCS trên địa bàn thành phố.
* Nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm của HS các trường THCS
Kết quả khảo sát cho chúng ta thấy những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng vi phạm của HS THCS thành phố Nha Trang như sau:
Biểu đồ 2.2. Nguyên nhân dẫn đến vi phạm các hành vi văn hóa của học sinh các trường trung học cơ sở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Với các số liệu thu thập được qua khảo sát cho thấy nguyên nhân đến từ “sự
quản lý không chặt chẽ từ nhà trường” có tỉ lệ đồng ý thấp nhất; chỉ có 79/520 ý
kiến đồng ý (tỉ lệ 15,13%). Điều này cũng phù hợp với đặc điểm của HS THCS thành phố Nha Trang là tính tự giác và tự quản khá cao do được rèn luyện từ các cấp học dưới. Nguyên nhân “Do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, sự
bùng nổ của khoa học – công nghệ” chiếm vị trí cao nhất với 398/520 ý kiến đồng ý
(tỉ lệ 76,47%). Nguyên nhân “học sinh đua đòi, giao du với bạn xấu” xếp vị trí thứ 2 với 393/520 ý kiến đồng ý (tỉ lệ 75,63%). Nguyên nhân “chưa được định hướng
rõ ràng về chuẩn mực đạo đức” xếp vị trí thứ 3 với 267/520 ý kiến đồng ý (tỉ lệ
51,26%). Tiếp theo là nguyên nhân “Do mơi trường sống tự lập, khơng có sự quan
tâm chăm sóc của gia đình” với 227/520 ý kiến đồng ý (tỉ lệ 43,7%). Từ đó chúng
ta có thể thấy rằng những ngun nhân thuộc về mơi trường xung quanh HS có tác động rất lớn đến mức độ vi phạm hành vi văn hóa của HS. Phân tích được tình trạng này sẽ giúp đội ngũ CBQL các trường THCS trên địa bàn thành phố tìm được biện pháp để khắc phục và giảm thiểu tình trạng vi phạm các hành vi văn hóa của HS.
2.3.3.3. Thực trạng văn hố tổ chức qua các tiêu chí ở các trường trung học cơ sở
Thực hiện khảo sát thực trạng VHTC ở các trường THCS thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.7. Thực trạng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
TT Nội dung X
1 Có hệ thống giá trị hữu hình (logo, biểu tượng, trang phục, lễ nghi, sinh hoạt,
cơ sở hạ tầng, kiến trúc không gian, cảnh quan sư phạm, mang dấu ấn riêng 4,08 2 Có chiến lược, tầm nhìn, mục tiêu và sứ mạng của nhà trường, hệ giá trị
cốt lõi 3,22
3 Các giá trị văn hóa truyền thống, tơn sư trọng đạo… 3,49
4 Hình ảnh, niềm tin và uy tín của nhà trường 3,68
5 Các chuẩn mực nê nếp, phong cách lãnh đạo và phong cách làm việc 3,44
6 Thái độ đối với thực thi nhiệm vụ, với những cái mới và sự thay đổi 3,16
7 Chuyên nghiệp trong thực thi công vụ 2,57
8 Mơi trường dân chủ 3,56
9
Văn hóa giao tiếp, thái độ ứng xử, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau, cởi mở, cộng tác, cùng chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhà trường(CBQL, GV, NV, HS, PHHS…), giữa nhà trường với xã hội
3,47
10 Khuyến khích đổi mới, sáng tạo 3,97
11 Nhà trường học hỏi (ln có nhu cầu học tu dưỡng, học hỏi lẫn nhau và
học từ bên ngoài) 4,12
12 Các mâu thuẫn và xung đột, bạo lực học đường 2,99
13 Xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa hiện đại, hội nhập quốc tế 3,08
14 Văn hóa chất lượng nhà trường, trong dạy học và giáo dục 2,84
15 Văn hóa tự chủ và trách nhiệm xã hội của nhà trường 2,86
Qua phân tích số liệu, ta thấy:
Trong các nội dung đưa ra để lấy ý kiến, có 8 nội dung được đánh giá ở mức 4 và 6 nội dung được đánh giá ở mức 3; chỉ duy nhất có 1 nội dung (“Chuyên
tố khơng thể thiếu trong một tổ chức văn hóa nói chung và trường học nói riêng. Nó thể hiện trong phương thức làm việc của tổ chức được tiêu chuẩn hóa và quy trình hóa. Mức độ chun nghiệp trong thực thi nhiệm vụ là một trong những chỉ số phản ánh văn hóa của một tổ chức; nó phản ánh khả năng đáp ứng và thích ứng với thực tiễn và nhu cầu từ bên ngoài nhà trường. Kết quả khảo sát chỉ rõ sự cấp thiết để các cấp quản lý ngành GD thành phố Nha Trang có giải pháp nâng cao tính chuyên nghiệp trong thực thi công vụ của đội ngũ CBQL, GV và NV nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng văn hóa tích cực trong các trường học trên địa bàn thành phố.
Trong các nội dung được đánh giá ở mức 4 thì nội dung “Nhà trường học hỏi
(ln có nhu cầu học tu dưỡng, học hỏi lẫn nhau và học từ bên ngoài)” được xếp
cao nhất với X = 4,12. Nội dung “Có hệ thống giá trị hữu hình (logo, biểu tượng,
trang phục, lễ nghi, sinh hoạt, cơ sở hạ tầng, kiến trúc không gian, cảnh quan sư phạm, mang dấu ấn riêng” cũng được đánh giá rất cao với X = 4,08 bởi lẽ đây là một nội dung quản lý ở phần nổi của VHTC, nội dung này thường được thực hiện rất tốt ở các trường THCS thành phố Nha Trang. Các nội dung được đánh giá cao tiếp theo là: “Khuyến khích đổi mới, sáng tạo” (X = 3,97); “Hình ảnh, niềm tin và
uy tín của nhà trường” (X = 3,68); “Văn hóa giao tiếp, thái độ ứng xử, tin cậy và
tôn trọng lẫn nhau, cởi mở, cộng tác, cùng chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhà trường(CBQL, GV, NV, HS, PHHS…), giữa nhà trường với xã hội” (X = 3,47) … Kết quả này cũng phù hợp với kết quả khảo sát thực trạng các hành vi văn hóa ở các trường THCS thành phố Nha Trang ở phần trên. Sự phù hợp này còn thấy rõ ở một số nội dung khác được đánh giá ở mức thấp hơn (mức 3). Chẳng hạn: giữa nội dung “Các mâu thuẫn và xung đột, bạo lực học đường” (X =
2,99 – Mức 3) với hành vi “Mâu thuẫn, xung đột nội bộ không được giải quyết kịp
thời” (X = 2,91 – Mức 3); nội dung “Văn hóa tự chủ và trách nhiệm xã hội của nhà
trường” (X= 2,86 – Mức 3) với hành vi “Cán bộ quản lý thiếu trách nhiệm; buộc
tội, đổ lỗi cho nhau” (X = 2,69 – Mức 3)… Với kết quả 14/15 nội dung khảo sát được đánh giá ở mức 3 và mức 4 đã chứng tỏ những nội dung này đang được thực hiện đồng bộ và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong công tác quản lý VHTC tại các trường THCS thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.