Các chuẩn mực về mối quan hệ trong trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa tổ chức trong các trường trung học cơ sở thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 58)

2.2. Thực trạng mơi trƣờng văn hố ở các trƣờng trung học cơ sở trên địa

2.2.1. Các chuẩn mực về mối quan hệ trong trường trung học cơ sở

Các chuẩn mực về mối quan hệ trong trường THCS được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT. Thông tư này quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở GD; áp dụng đối với CBQL, GV, NV, người học, cha mẹ người học trong các cơ sở GD với mục đích điều chỉnh cách ứng xử của các thành viên trong cơ sở GD theo chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc, phù hợp với đặc trưng văn hóa của địa phương và điều kiện thực tiễn của cơ sở GD; ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính giáo dục trong cơ sở GD; xây dựng văn hóa học đường; đảm bảo môi trường GD an tồn, lành mạnh, thân thiện và phịng, chống bạo lực học đường.

2.2.2. Mơi trường văn hố ở các trường trung học cơ sở

Nha Trang là thành phố ven biển, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự giao lưu hợp tác phát triển GD. Sự tăng trưởng kinh tế vững chắc cùng với sự quan tâm của lãnh đạo thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng CSVC trường, lớp và mua sắm TBGD.

Theo sự chỉ đạo của Phòng GDĐT Nha Trang, tất cả các trường THCS trên địa bàn thành phố đã xây dựng kế hoạch triển khai đề án Tăng cường công tác giáo

dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, GV và HS, đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn kết chặt chẽ với cuộc

vận động Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo; cuộc vận động Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Các

nhà trường đã gắn việc thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, với việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức lối sống của cán bộ, GV, NV và HS trong trường. Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển VHTC nhà trường.

bắt thơng tin, có sức khoẻ tốt, tinh thần cầu thị trong học tập, có khả năng ứng dụng những kiến thức học vào thực tiễn cuộc sống, q trọng thầy cơ, đồn kết với bạn bè, sống có kỷ cương, có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện. Trong các nhà trường, HS được khuyến khích tự học, tự sáng tạo, đồn kết tương trợ giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường, của lớp. Nhiều trường còn áp dụng khá thành công việc tổ chức dạy học thơng qua di sản văn hóa. Thơng qua hoạt động này ngoài việc cung cấp những giá trị tri thức văn hóa cịn có tác dụng GD cho các em HS tinh thần trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, của dân tộc. Nhiều trường học đảm nhận chăm sóc sửa sang nghĩa trang liệt sĩ, di tích lịch sử văn hóa...; phát động và tham gia tích cực các phong trào từ thiện, đền ơn đáp nghĩa như: phong trào áo lụa tặng bà, phong trào hiến máu nhân đạo, phong trào em yêu biển đảo quê hương... Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội được xác lập trên cơ sở tinh thần trách nhiệm vì sự tiến bộ của HS và nhà trường. Ngoài việc đưa kiến thức thực tiễn liên hệ vào giảng dạy bộ mơn, các trường THCS cịn quan tâm tổ chức các hoạt động ngoại khóa, GD lý tưởng, lịng u nước, GD truyền thống; tổ chức cho HS đi thực tế trải nghiệm kỹ năng sống, kỹ năng tự tìm tịi, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn đời sống,... Các cuộc thi, hội thi mang tính dân gian được nhiều trường tổ chức thu hút HS tham gia tích cực như: thi gói bánh chưng xanh, thi kéo co, viết thư pháp, làm thiệp chúc Tết,....

Bên cạnh những thuận lợi nói trên, thành phố Nha Trang cũng gặp khơng ít khó khăn trong cơng tác đầu tư xây dựng và quản lý CSVC,TBGD. Đó là dân số của Nha Trang mấy năm gần đây tăng nhanh (chủ yếu do tăng dân số cơ học – di dân); đặc biệt là ở các khu đơ thị mới được xây dựng. Điều đó đã phá vỡ quy hoạch phát triển GD của thành phố. Cơ sở vật chất trường, lớp không kịp đáp ứng với quy mô dân số ở các khu vực này. Bên cạnh đó, ở một số nhà trường, CSVC, TBDH, cơng cụ truyền thơng, các thiết chế văn hóa chưa đáp ứng kịp nhu cầu dạy học, rèn luyện, vui chơi giải trí của HS phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho HS. Tỉ lệ trường học có thư viện đạt chuẩn chưa cao (49,3%) so với yêu cầu; phòng đọc thư viện và danh mục tài liệu (đặc biệt là tài liệu pháp luật) ở một số trường còn nghèo nàn; việc khai thác tài liệu của một số thư viện trường học chưa thực sự hiệu quả.

Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập đã tác động lớn đến xã hội nói chung cũng như GD nói riêng, nó làm cho bộ mặt văn hóa của xã hội dần dần biến dạng và đã có nhiều biểu hiện xuống cấp. Những vụ việc xảy ra ở các trường trên địa bàn thành phố trong thời gian gần đây như: vụ lộ đề trong kỳ kiểm tra cuối học kỳ 1 năm học 2017-2018 (các môn kiểm tra chung do Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa ra đề); vụ cô giáo đánh HS ở trường THCS TQT; vụ HS mang xăng vào đốt trường ở NH chỉ với mục đích “câu like”; những clip video được tung lên mạng internet về bạo lực học đường với cảnh HS đánh nhau thô bạo trong sự chứng kiến vô cảm của bạn bè xung quanh (vụ HS nữ của hai trường THCS: THĐ và BTX đánh nhau, lột quần áo của nhau)... đã cho thấy những tệ nạn ngoài xã hội đã xâm nhập vào các nhà trường; thể hiện sự sa sút nghiêm trọng về đạo đức, lối sống của HS. Trong khi ngành GD phát động phong trào xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực thì những vụ việc nói trên đã bộc lộ những bất ổn đáng lo ngại về VHNT. Tất cả những điều đó đã gây ra những hệ lụy đáng tiếc cho xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng GD. Văn hóa nhà trường bị biến dạng cũng là điều hiển nhiên.

Bên cạnh đó, cách ứng xử của một số GV trong một số tình huống cũng cịn hạn chế nên có lúc, có nơi dẫn đến sự bất đồng giữa GV và HS, nhất là đối với những em HS có cá tính đặc biệt. Cơng tác tư vấn của nhà trường đối với HS chưa phát huy hết hiệu quả; vẫn cịn một số trường THCS chưa có tổ tư vấn tâm lý học đường chính thức. Đội ngũ GV làm cơng tác Đồn - Đội chủ yếu là kiêm nhiệm; GVCN, GV các bộ môn (Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử, GD thể chất, Âm nhạc,....) đơi khi cịn lúng túng trong một số kỹ năng giảng dạy lồng ghép, kỹ năng tổ chức các hoạt động phong trào, các buổi ngoại khóa; trong xử lý tình huống sư phạm... Việc quan tâm xây dựng nét văn hóa, truyền thống của nhà trường chưa thật sự được đội ngũ CBQL và GV chú trọng; vai trò của Hiệu trưởng nhà trường trong việc quản lý VHNT không thể hiện rõ ràng. Ở một vài trường vẫn có hiện tượng nội bộ chưa thực sự đồn kết dẫn đến bầu khơng khí làm việc kém hiệu quả; hiện tượng dạy thêm không đúng quy định; sự thiếu nghiêm túc trong kiểm tra đánh giá chưa được khắc phục triệt để; hiện tượng vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật của nhà giáo, của HS vẫn cịn xảy ra đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng, hình ảnh

của GD thành phố. Để khắc phục tình trạng trên, việc xây dựng và quản lý VHTC trong các trường THCS là vô cùng quan trọng và rất cần thiết.

2.3. Thực trạng văn hóa tổ chức ở các trƣờng trung học cơ sở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa Trang, tỉnh Khánh Hòa

2.3.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

Để tìm hiểu thực trạng VHTC tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, học viên sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi. Sau khi xin ý kiến chuyên gia về lĩnh vực VHTC, học viên tiến hành xây dựng phiếu khảo sát dựa trên cấu trúc VHTC của Edgar H. Schein, tổ chức khảo sát thử, hoàn thiện phiếu khảo sát và tiến hành khảo sát chính thức.

Mẫu khảo sát được lấy ngẫu nhiên theo nhóm: CBQL, GV, NV và HS. Khảo sát được tiến hành trên 160 CBQL, 520 GV-NV, 520 HS của 26 trường THCS trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh hòa.

Các nội dung khảo sát được đánh giá theo 5 mức độ, ứng với các bậc từ mức độ 1 (Không quan trọng/ Không ảnh hưởng/ Không cấp thiết/ Không khả thi/ Rất

yếu/ Không bao giờ) đến mức độ 5 (Rất quan trọng/ Rất ảnh hưởng/ Rất cấp thiết/ Rất khả thi/ Rất tốt/ Rất thường xuyên).

Kết quả khảo sát được xử lý bằng các phép tốn để tính tỉ lệ phần trăm (%) và điểm trung bình cộng (X ). Với điểm trung bình cộng được tính theo cơng thức:

5 1 1 i i X N i x n    Trong đó:

xi là điểm được cho tương ứng với từng nội dung; xi  1,2,3,4,5

ni là số phiếu có điểm xi nội dung tương ứng

N là tổng số người cho điểm từng nội dung

Điểm trung bình cộng được đánh giá theo 5 mức quy ước từ mức độ 1 (Không quan trọng/ Không ảnh hưởng/ Không cấp thiết/ Không khả thi/ Rất yếu/

Rất thường xuyên) đến mức độ 5 (Rất quan trọng/ Rất ảnh hưởng/ Rất cấp thiết/ Rất khả thi/ Rất tốt/ Không bao giờ). Cụ thể như sau:

Mức 2: 1.8 < X ≤ 2.6; Mức 3: 2.6 < X≤ 3.4; Mức 4: 3.4 < X ≤ 4.2; Mức 5: 4.2 < X ≤ 5.0;

2.3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về vai trị của văn hóa tổ chức trong trường trung học cơ sở của văn hóa tổ chức trong trường trung học cơ sở

Nhận thức là khâu đầu tiên, có vai trị rất quan trọng trong việc xây dựng và quản lý VHTC ở trường THCS. Để khẳng định và làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát mức độ nhận thức của CBQL, GV và NV các trường THCS thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa về vai trò của VHTC nhà trường (gọi tắt là văn hóa trường học (VHTH)). Kết quả như sau:

Bảng 2.5. Nhận thức về vai trị của văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

TT Nội dung X

1 VHTH học có vai trị quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường 3,76 2 VHTH là tài sản lớn của nhà trường, quyết định sự trường tồn của

một tổ chức 3,39

3 VHTH tạo bản sắc riêng của nhà trường (các giá trị, tập tục, lễ nghi,

nề nếp dạy học….) 3,61

4 Giúp các thành viên của nhà trường thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất cơng việc mình làm, tạo cho họ động lực làm việc 4,23 5 Hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các

chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc 3,93 6 Gìn giữ, phát triển các giá trị truyền thống của nhà trường. 3,90 7 Xây dựng bầu khơng khí dân chủ, cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ và

hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhà trường. 3,23 8 Hạn chế mâu thuẫn, xung đột, tạo sự gắn kết giữa các cá nhân trong

tập thể. 3,33

9 Thu hút các nguồn lực để xây dựng hình ảnh, uy tín của nhà trường. 3,27

GVvà NV các trường THCS thành phố Nha Trang đạt từ mức 3 (trung bình) đến mức 5 (cao nhất) với 3,23 ≤ X ≤ 4,23 (tương ứng với tỉ lệ 71,96 – 99,42%). Điều này cho thấy đa số CBQL và GV, NV đã nhận thức đúng đắn và tích cực về vai trị của VHTC ở trường THCS. Ở các nội dung 1, 3, 4, 5 thì tất cả những người được hỏi đều đánh giá ở mức độ cao về vai trị quan trọng của VHTC; thậm chí khơng có ý kiến đánh giá ở mức khơng quan trọng (mức 1). Đặc biệt, trong số các nội dung được hỏi ý kiến liên quan đến vai trị của VHTC ở các trường THCS thì nội dung “giúp các thành viên của nhà trường thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất cơng

việc mình làm, tạo cho họ động lực làm việc” được hầu hết người được hỏi (99,42%)

cho rằng có vai trị quan trọng đến rất quan trọng với X = 4,23 (Mức 5). Hầu hết số

người được hỏi đều nhận thức rất tích cực về vai trò của VHTC nhà trường trong việc “hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các chuẩn mực,

thủ tục, quy trình, quy tắc” (X = 3,93) và “gìn giữ, phát triển các giá trị truyền

thống của nhà trường” (X = 3,9); “nâng cao chất lượng hoạt động dạy học và giáo

dục của nhà trường” (X= 3,76) và “tạo bản sắc riêng của nhà trường (các giá trị,

tập tục, lễ nghi, nề nếp dạy học….)”(X = 3,61). Điều này hoàn toàn đúng bởi vì VHTC nhà trường tạo động lực làm việc; giúp GV, nhân viên, HS thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất cơng việc mình làm; giúp cho người dạy, người học và mỗi cá nhân trong nhà trường có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì những mục tiêu cao cả của nhà trường. Tổng hợp tất cả các yếu tố trên, VHTC đã làm tăng hiệu quả các hoạt động trong nhà trường; nâng cao chất lượng hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường. Kết quả khảo sát cũng phản ánh sự tương quan giữa nhận thức và chất lượng hoạt động dạy học, GD của các trường THCS ở thành phố Nha Trang hiện nay.

Hai nội dung có tỉ lệ thấp hơn các nội dung được hỏi khác là “Xây dựng bầu

khơng khí dân chủ, cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhà trường” với X = 3,23 (Mức 3) và “Thu hút các nguồn lực để xây

dựng hình ảnh, uy tín của nhà trường” với X = 3,27 (Mức 3). Đây cũng là cơ sở để

ngành GDĐT thành phố quan tâm và chú ý nhiều hơn đến công tác tuyên truyền nhận thức cũng như có các biện pháp thực hiện tích cực hơn ở các nội dung này.

Bên cạnh đó, số liệu khảo sát cũng cho thấy vẫn cịn một bộ phận CBQL, GV, NV nhận thức chưa thấu đáo, chưa hiểu hết vai trò quan trọng của VHTC ở các trường THCS. Điều đó được thể hiện qua tỉ lệ số người được hỏi đánh giá là ít quan trọng (mức 1) và không quan trọng (mức 2). Cụ thể: ở nội dung “VHTH

là tài sản lớn của nhà trường, quyết định sự trường tồn của một tổ chức” tỉ lệ này là 22,69%; nội dung “xây dựng bầu khơng khí dân chủ, cởi mở, hợp tác,

cùng chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhà trường” tỉ lệ là

28,04%; nội dung “hạn chế mâu thuẫn, xung đột, tạo sự gắn kết giữa các cá

nhân trong tập thể” tỉ lệ là 19,62% và nội dung “thu hút các nguồn lực để xây dựng hình ảnh, uy tín của nhà trường” có tỉ lệ là 25%. Mặc dù tỉ lệ này không

quá lớn nhưng ít nhiều cũng ảnh hưởng đến cơng tác chỉ đạo và triển khai các hoạt động xây dựng và quản lý VHTC ở các trường THCS một cách đồng bộ. Điều này cho thấy do cá nhân chưa nhận thức, chưa định hình đầy đủ những yếu tố cấu thành nên VHTC nhà trường từ đó dẫn đến kết quả xem nhẹ vai trò quan trọng của VHTC nhà trường. Đây là một khó khăn cho việc xây dựng và quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa tổ chức trong các trường trung học cơ sở thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)