1.3. Quản lý hoạt động giảng dạy đại học
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục đại học
1.3.3.1. Các chủ trương, chỉ đạo về quản lý hoạt động giảng dạy của Đảng và Nhà nước
Để chỉ đạo quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động hoạt động giảng dạy nói riêng, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chỉ đạo cụ thể, chi tiết. Có thể kế đến các văn bản:
- Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình, giáo dục phổ thơng.
- Đề án “ Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010" theo Quyết định phê duyệt số 09/2005/QĐ-TTg, ngày 11/ 01/ 2005 của Chính phủ.
- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 và Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/ 6/ 2013.
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 ) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Luật Giáo dục đại học (2012) – số 08/2012/QH13 của Quốc hội nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam.
- Điều lệ Trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 70/2014/QĐ- TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng chính phủ.
Các văn bản này của Đảng và Nhà nước đều định hướng cho mọi hoạt động của giáo dục, làm cơ sở xây dựng các chính sách quản lý giáo dục, trong đó có giáo dục bậc đại học.
1.3.3.2. Bối cảnh chung
+ Về bối cảnh hội nhập kinh tế - xã hội
Sau thời kỳ đổi mới, xã hội Việt Nam thay đổi, chuyển biến mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng. Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức kinh tế xã hội và với việc được kết nạp vào WTO, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự thay đổi về kinh tế này đã đòi hỏi giáo dục phải thay đổi và phải thực hiện sự thay đổi giáo dục trong xã hội chuyển sang kinh tế thị trường, và rộng hơn là trong bối cảnh tồn cầu hóa.
Đối với Việt Nam, tồn cầu hóa là một cơ hội, mang tính tất yếu. Tồn cầu hóa mang lại cho giáo dục Việt Nam nhiều lợi thế.
Trước hết nó đặt giáo dục Việt Nam trong bức tranh chung của giáo dục các nước trên thế giới, để từ đó giáo dục Việt Nam nhận ra mình đang đứng ở đâu, hay dở chỗ nào. Theo tác giả Lê Ngọc Trà, việc du nhập kinh nghiệm của các nền giáo dục phát triển khơng chỉ có tác dụng nêu gương mà cịn tạo ra những “cú hích” cần thiết để phá vỡ những khn mẫu đã cũ kỹ, lạc hậu,từ triết lý giáo dục, nội dung chương trình đến phương pháp giảng dạy, tổ chức trường
học... Những kinh nghiệm tiên tiến ấy sẽ góp phần hiện đại hố nền giáo dục Việt Nam, nối kết giáo dục Việt Nam với các nền giáo giáo dục trên thế giới, mở rộng tầm nhìn và bậc thang giá trị vượt ra biên giới quốc gia và dân tộc, hướng tới những chuẩn mực chung, có tính chất tồn nhân loại, từ đó đào tạo nên những con người khơng bị bó hẹp trong lối suy nghĩ cục bộ mà biết tư duy có tính chất tồn cầu, có tinh thần dân chủ, có khả năng hợp tác, có thể làm việc trong mơi trường quốc tế [30].
Tồn cầu hóa đã mang vào Việt Nam bức tranh hấp dẫn của các nền giáo dục tiên tiến, như một làn sóng tràn vào làm xáo động giáo dục Việt Nam. Tác giả Lê Ngọc Trà đã nhận định, chủ động lựa chọn những kinh nghiệm hay và phù hợp với thực tiễn của mình. Nhiều khi cái chúng ta cần bắt chước không phải là cái mà các nước tiên tiến đang làm mà là những kinh nghiệm của họ trong quá khứ, những kinh nghiệm để đi lên từ một nền giáo dục còn lạc hậu đến một nền giáo dục có đẳng cấp quốc tế. Đặc biệt chúng ta phải chủ động trong việc giữ gìn những giá trị đặc sắc của nền giáo dục dân tộc đã hình thành và phát triển hàng ngàn năm, từ đó giúp cho việc bồi dưỡng đạo đức và tâm hồn của thế hệ trẻ [30].
Tồn cầu hóa là xu thế tất yếu và làm thế nào để tiếp nhận và lớn lên qua làn sóng tồn cầu hóa. Đó là thách thức đối với giáo dục Việt Nam, trước hết là với những người có trách nhiệm lãnh đạo, với các nhà quản lý giáo dục hiện nay trong bối cảnh chung.
+ Về bối cảnh giáo dục – đào tạo
Việc dịch chuyển nền kinh tế cũng đã thay đổi quan niệm giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Chính xã hội sẽ quy định nhu cầu nhân lực, ngành nghề theo quan hệ cung cầu của thị trường lao động. Ví dụ như việc xuất hiện hàng loạt các khu công nghiệp, với các nhà máy lắp ráp điện tử và may mặc ở các tỉnh đã thu hút rất nhiều nhân công lao động phổ thông không cần qua đào tạo. Rất nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông đã không chọn thi vào đại học mà vào thẳng các nhà máy làm công nhân. Điều này gây nên sự thiếu hụt sinh viên ở các trường đại học, kể cả đại học công lập trong hai năm trở lại đây. Do đó địi hỏi các trường đại học phải thay đổi lại tổ chức quản lý, ngành nghề đào tạo để phù hợp với nhu cầu của xã hội.
1.3.3.3. Người dạy
Trong giai đoạn trước đây, nếu như người dạy – người thầy là trung tâm, truyền thụ chuyển giao kiến thức, giữ vai trò chủ động thì hiện nay xu hướng đó đã được thay đổi. Người học bây giờ được coi là trung tâm, giữ vai trò chủ động. Người thầy chỉ là người hướng dẫn, truyền đạt, chuyển giao tri thức thông qua sự tiếp nhận một cách chủ động của người học. Chính vì thế trong một tài liệu giới thiệu khá đầy đủ về phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, tác giả R.Batliner đã khẳng định ngay ở trang đầu: “giáo viên là yếu tố chủ chốt quyết định việc dạy và học có chất lượng”.
Vai trị của người thầy vô cùng quan trọng. Người thầy luôn phải chuẩn mực, không chỉ là kiến thức mà phải chuẩn cả những ứng xử trong đời sống. Trong các mơ hình đào tạo hiện đại, người thầy phải đóng vai trị là người định hướng để học trị nghiên cứu, rồi cùng thảo luận, giúp cho từng học trò phát triển những điểm mạnh của riêng mình. Khơng chỉ dạy kiến thức, thầy phải là “người truyền lửa” thắp sáng ước mơ hồi bão cho trị.
Do đó, người dạy là yếu tố quan trọng trong quản lý quá trình giảng dạy. Chất lượng người dạy quyết định chất lượng giáo dục. Mọi hoạt động của nhà quản lý giáo dục đều phải đặt mục tiêu làm thể nào để nâng cao được chất lượng của đội ngũ giảng viên. Cần chú trọng những yếu tố: tuyển chọn, sử dụng, bồi dưỡng và trả lương. Với chính sách dùng người hợp lý, cùng với phát huy vai trị của văn hóa nhà trường sẽ là động lực giúp cho GV nâng cao chất lượng giảng dạy vì văn hóa nhà trường ảnh hưởng trực tiếp đến các thành viên – giảng viên trong nhà trường. Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, đối với GV, văn hóa nhà trường có tác động ảnh hưởng khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Giảng viên cảm thấy thoải mái dễ dàng thảo luận về những vấn đề khó khăn mà họ đang gặp phải như chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn, trao đổi phương pháp và kỹ năng giảng dạy, quan tâm đến công việc của nhau. Giảng viên cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra, tạo bầu khơng khí tin cậy thúc đẩy giảng viên quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập. Tạo bầu khơng khí cởi mở, tin cậy, tơn trọng lẫn nhau, tạo động lực để giảng viên quan tâm cải tiến
nâng cao chất lượng dạy và học, cải thiện thành tích giảng dạy và học tập của trường [24].
1.3.3.4. Người học
Đối với mỗi SV, kết quả học tập phụ thuộc chủ yếu vào cố gắng của bản thân. Chất lượng người học là yếu tố ảnh hưởng tác động đến quản lý q trình giảng dạy. Nói đến chất lượng người học là nói đến nguồn tuyển sinh, chất lượng tuyển sinh, phương thức tuyển sinh. Chất lượng người học sẽ là yếu tố cho các nhà quản lý giáo dục quyết định mục tiêu, chương trình giảng dạy, cách thức tổ chức giảng dạy và cách thức kiểm tra đánh giá sao cho phù hợp tương ứng với mặt bằng chất lượng của người học.
Các trường đại học thành lập sau, nhất là khối các trường ngồi cơng lập, chất lượng tuyển sinh sẽ khơng cao bởi ít có cơ hội thu hút học sinh giỏi của các trường phổ thơng. Các trường này cần có chế độ thu hút học sinh giỏi thi vào trường bằng các chế độ đãi ngộ như học bổng, liên kết đào tạo hoặc trao đổi sinh viên với các trường đại học nước ngoài.
1.3.3.5. Sự quan tâm và tổ chức quản lý của lãnh đạo nhà trường đối với hoạt động giảng dạy
Sự quan tâm và tổ chức của đội ngũ những người làm công tác quản lý giáo dục trong các trường đại học cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục, và cũng là yếu tố ảnh hưởng tác động đến quản lý hoạt động giảng dạy. Họ là Ban Giám hiệu, trưởng phó khoa của trường, những người quản lý và hoạch định chiến lược giáo dục của nhà trường. Bên cạnh đội ngũ lãnh đạo nhà trường, các phịng ban cũng đóng góp nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý quá trình giảng dạy. Các phịng như Phịng Cơng tác sinh viên, đồng thời với Phịng Đào tạo căn cứ kế hoạch giảng dạy, các quyết định phân công giảng viên giảng dạy từ các khoa để thông báo tới sinh viên cũng như các phòng ban cùng quản lý thời gian lên lớp của giảng viên và sinh viên. Theo tác giả Nguyễn Trọng Hậu , hệ thống quản trị này phần nào có thể nói là theo mơ hình Thuyết Y [15] :
- Các nhà quản trị hoàn toàn tin tưởng vào cấp dưới và chủ trương lôi kéo cấp dưới vào các quá trình ra quyết định quản trị.
- Quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới có sự thơng cảm hiểu biết và thân thiết.
- Mọi người đều có trách nhiệm và ở mức độ khác nhau đều tham gia vào hệ thống kiểm tra [15].
Sự quan tâm của các cấp quản lý giáo dục trong nhà trường còn thể hiện ở việc đầu tư trang thiết bị dạy học và cơ sở vật chất cho nhà trường. Bố trí hợp lý các yếu tố cơ sở vật chất – thiết bị giáo dục trong khu vực nhà trường, trong lớp học, trong các loại phịng chức năng; bố trí hợp lý địa điểm của nhà trường trong khu vực dân cư, phù hợp với quy hoạch tổng thể của địa phương nhằm làm cho quá trình giảng dạy giáo dục của giáo viên và học tập của học sinh diễn ra có hiệu quả, tiết kiệm thời gian và sức người nhất. Xây dựng cơ sở vật chất - nhà trường là vấn đề quan trọng vì đây là hạng mục đầu tư xây dựng cơ bản rất lớn. Thơng thường, vị trí đặt trường học tại các địa phương ít khi có sai sót vì trường học các cấp luôn nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển của địa phương. Địa điểm đặt trường phải phù hợp với các điểm dân cư, bán kính đi lại của học sinh. Quy mô trường được xác định tương ứng với tỷ lệ học sinh trên mật độ dân số, đồng thời luôn được tính đến khơng gian cho dự phịng phát triển trong tương lai. Quy hoạch sai, dự báo kém (thừa hoặc thiếu) sẽ dẫn đến lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.
Tạo ra tồn bộ mơi trường vật chất mang tính sư phạm, thuận lợi cho các hoạt động giáo dục và dạy học, các điều kiện vệ sinh và sức khỏe, điều kiện an tồn, điều kiện thẩm mỹ, làm cho nhà trường có bộ mặt sạch đẹp, yên tĩnh, trong sáng, cần thiết cho một cơ sở giáo dục. Khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất – thiết bị giáo dục trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục, không để cho các thiết bị giáo dục bị chết trong các kho chứa, mà phải làm cho từng học sinh được hưởng thụ chất lượng nhận thức do các thiết bị đó đem lại. Điều đó nói lên vai trị nổi bật của các tổ chức quản lý (phịng, ban...) thơng qua việc quản lý cơ sở vật chất tốt đã giúp cho việc quản lý hoạt động dạy học hiệu quả hơn và mang lại sự chuyển biến có lợi trong nâng cao chất lượng dạy học.