Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giảng dạy môn trang thiết bị trong công trình kiến trúc nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học (Trang 65 - 66)

3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống cấu trúc

Hoạt động giảng dạy là một hệ thống gồm nhiều yếu tố, bộ phận có quan hệ tương tác với nhau; quản lý hoạt động giảng dạy cũng bao gồm nhiều nội dung, nhiều bình diện; quản lý hoạt động giảng dạy có nhiều chủ thể tham gia như cấp trường, cấp khoa, cấp bộ môn; chủ thể hoạt động chỉ tự thực hiện nhận thức được sự cần thiết của hoạt động đấy. Vì thế các biện pháp đề xuất cần tuân theo các yêu cầu sau:

- Phải bao gồm các bình diện của quản lý hoạt động giảng dạy mà tại đó cịn nhiều bất cập cần cải tiến, hoàn thiện;

- Đi được từ nhận thức đến hành động;

- Đảm bảo cho hoạt động quản lý từ cấp độ rộng đến hẹp, từ chung đến riêng. Nói một cách khác, cần có biện pháp quản lý ở cấp trường như quản lý cơ sở vật chất, biện pháp quản lý cấp khoa như tổ chức dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dạy, biện pháp liên quan trực tiếp đến giảng viên như việc thiết kế và triển khai kế hoạch bài giảng trên lớp.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp được đề xuất có hay đến mấy nhưng khơng được triển khai hoặc triển khai không hiệu quả trong thực tiễn giảng dạy trong các trường đại

học thì chúng cũng khơng có giá trị. Muốn vậy, các biện pháp đề xuất phải tuân theo các yêu cầu dưới đây:

- Phản ánh được đặc điểm của hoạt động giảng dạy và quản lý hoạt động giảng dạy của trường đại học, chẳng hạn như tính linh hoạt, mềm dẻo, phong phú và phức tạp của việc thực hiện nội dung chương trình giảng dạy của các giảng viên;

- Phải phù hợp với đặc trưng của các trường đại học đào tạo chuyên ngành Kiến trúc. Đó là nội dung chương trình cần phong phú, đa dạng và cập nhật các xu hướng hiện đại; đội ngũ giảng viên phần lớn là các Kiến trúc sư có kinh nghiệm thực tế thiết kế, thi cơng cơng trình, sinh viên được đào tạo vừa nghệ thuật, vừa kỹ thuật nên có tính sáng tạo và tự chủ rất lớn…

- Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với trường đại học ngồi cơng lập, là loại trường có tính tự chủ về tài chính; phản ứng nhanh với những thay đổi của xã hội; linh hoạt và mềm dẻo về cơ cấu đội ngũ giảng viên; chất lượng đầu vào sinh viên thấp.

- Phải đảm bảo tính hiện đại, tính thực tiễn, đồng thời tăng cường tính quốc tế (nội dung kiến thức, ngơn ngữ...) để đáp nhu cầu hội nhập thế giới.

3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp được đề xuất cần đảm bảo được chất lượng đào tạo nhưng phải có tính hiệu quả. Tính hiệu quả thể hiện được các yêu cầu sau:

- Về tài chính: sử dụng cơ sở vật chất hiện có, khơng phát sinh chi phí hay mở rộng nhân lực (giảng viên, phục vụ);

- Về thời gian: sử dụng có hiệu quả quỹ thời gian quy định, khơng cắt bớt giờ dạy cũng như không tăng thời gian trên lớp.

- Về đào tạo: chất lượng đào tạo đạt được hiệu quả thể hiện thông qua nội dung kiến thức và kỹ năng sinh viên tiếp nhận được trong cùng một khối lượng giờ giảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giảng dạy môn trang thiết bị trong công trình kiến trúc nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)